Tăng cường công tác xây dựng đảng, phát huy tiềm năng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội

Trong hai ngày (14 và 15-7) Đảng bộ huyện Vân Hồ đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2015-2020. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 39 đồng chí; đồng chí Nguyễn Huy Hoàng được bầu giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy.

  

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vân Hồ nhiệm kỳ 2015-2020.

 

Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa I (nhiệm kỳ 2013-2015), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vân Hồ đã phát huy lợi thế, tập trung và huy động tốt các nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH; từng bước đưa Vân Hồ thoát khỏi tình trạng huyện nghèo.

Trong điều kiện huyện mới thành lập còn nhiều khó khăn, thời gian qua Đảng bộ, chính quyền huyện Vân Hồ đã đoàn kết, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đối với công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo 45 chi bộ, đảng bộ trực thuộc và 204 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý điều hành của chính quyền; đổi mới nội dung, phương thức, chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ngày một vững mạnh toàn diện. 2 năm qua, các tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ đã vận dụng sáng tạo các chỉ thị, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn của địa phương, tạo bước phát triển bền vững. Cùng với đó, các tổ chức cơ sở đảng đã tập trung củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và hệ thống chính trị. Đồng thời, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; chăm lo công tác phát triển Đảng, nhất là phát triển Đảng ở những cơ sở ít đảng viên, chưa có chi bộ, trong lực lượng dân quân, tự vệ và dự bị động viên. Nhiệm kỳ 2013-2015, Đảng bộ đã kết nạp 110 quần chúng ưu tú vào Đảng, nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ lên 2.849 đảng viên; 100% số bản có chi bộ. Năm 2014 qua phân loại có 69% số tổ chức đảng được công nhận TSVM, 29% tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ; 99% đảng viên đủ tư cách, trong đó trên 17% HTXSNV, trên 66% HTTNV. Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở được nâng cao.

Trong phát triển kinh tế, huyện đã duy trì tốc độ tăng trưởng khá trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng định hướng theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tổng giá trị sản xuất đến năm 2015 ước đạt 1.762 tỷ đồng, bằng 127% so với Nghị quyết BCH Đảng bộ huyện; giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha đất canh tác năm 2015 ước đạt 18 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 16 triệu đồng. So với năm 2013, tỷ trọng nông - lâm nghiệp giảm từ gần 70% xuống còn 63%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,7% lên 12,5%; thương mại - dịch vụ tăng từ 22% lên 24%; thu ngân sách các năm đều vượt chỉ tiêu đề ra; các ngành, lĩnh vực và các thành phần kinh tế có bước phát triển đồng bộ, ổn định; kết cấu hạ tầng KT-XH được tăng cường đầu tư. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác và phát huy tiềm năng lợi thế gắn với thị trường. Đẩy mạnh thâm canh, khai hoang ruộng nước, đưa giống mới năng suất cao vào sản xuất, sản lượng lương thực có hạt năm 2015 ước đạt 65.000 tấn, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2015 ước đạt 1.114 tỷ đồng. Phát huy lợi thế, huyện cũng đã tập trung thực hiện chương trình phát triển cây công nghiệp, phát triển vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến. Đến nay, diện tích chè đạt trên 1.000 ha, sản lượng chè búp tươi năm 2015 ước đạt 8.200 tấn, đạt 150% chỉ tiêu nghị quyết. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư cải tạo diện tích cây ăn quả với quy mô 767 ha, sản lượng quả tươi tăng gần 20% so với năm 2013. Chương trình phát triển chăn nuôi được quan tâm đầu tư, phát triển cả về quy mô, chất lượng, đàn bò sữa 1.400 con, tăng 29%, sản lượng sữa tươi ước đạt 5.000 tấn; đàn gia cầm tăng 10% so với năm 2013. Hiện nay, huyện đang thực hiện khảo sát, lập quy hoạch để thu hút các doanh nghiệp đầu tư dự án trồng rừng, rau, hoa, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao; trong đó đã thu hút 4 doanh nghiệp đầu tư vào dự án trồng, chế biến tre nguyên liệu, trồng rau tập trung, trồng, chế biến dược liệu, gắn với phát triển du lịch. Đến nay, các loại hình du lịch từng bước được hình thành, như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp. Tiếp tục triển khai xây dựng các bản du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại xã Chiềng Yên, du lịch nông nghiệp tại xã Vân Hồ; khảo sát, hoàn thiện thủ tục đề nghị xếp hạng, quy hoạch và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền Hang Miếng, xã Quang Minh; tổ chức đón nhận Bằng di tích Quốc gia Hang mộ Tạng Mè, xã Suối Bàng; lập quy hoạch khu căn cứ cách mạng Mộc Hạ...

Với mục tiêu sớm đưa huyện Vân Hồ thoát khỏi huyện nghèo, khó khăn của tỉnh, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà nghị quyết nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra, Đảng bộ huyện Vân Hồ tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển KT-XH; từng bước hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý theo định hướng phát triển “nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp”; giảm nghèo bền vững gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Tạo chuyển biến đột phá trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với tiềm năng lợi thế và thị trường tiêu thụ, phấn đấu đưa Vân Hồ thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, khó khăn vào năm 2020.

 

Các chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2015-2020

- 100% cơ sở (bản, tiểu khu, tổ dân phố, trường học, trạm y tế) có chi bộ; kết nạp 600 đảng viên trở lên. 

- Hằng năm có 80% tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có 50% số đạt trong sạch vững mạnh; 80% số trở lên đảng viên được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 15% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện năm 2020 (theo giá hiện hành) đạt 3.670 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2015-2020 đạt 6.400 tỷ đồng.

- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 32 triệu đồng/năm.

- Giá trị sản xuất/1 ha đất canh tác 40 triệu đồng, trong đó giá trị thu nhập bình quân/1ha đất canh tác đạt 28 triệu đồng trở lên.  

- Đến năm 2020, có 60-70% xã đạt từ 10 tiêu chí cơ bản trở lên về nông thôn mới; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi được 4 mùa; 50% số bản có đường trục chính của bản được cứng hóa đi lại bốn mùa; 100% số bản có điện lưới quốc gia; 100% xã được đầu tư xây dựng trụ sở đủ điều kiện làm việc.

- Xóa 100% phòng học tạm. Xây dựng 8 trường đạt chuẩn quốc gia.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 45%; giải quyết việc làm cho 10.000 người.

- 100% trạm y tế xã được đầu tư xây dựng, 100% xã đạt chuẩn bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. 

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) mỗi năm giảm 4-5% trở lên.

- Tỷ lệ hộ được dùng điện sinh hoạt đạt trên 95%.

- Tỷ lệ hộ được xem truyền hình đạt trên 95%.

- Tỷ lệ hộ dân cư được dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 90%.

- Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 56%.

Quốc Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng môi trường sạch sẽ, an toàn ở các cơ sở y tế

    Xây dựng môi trường sạch sẽ, an toàn ở các cơ sở y tế

    Sức khỏe -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, các cơ sở y tế trong tỉnh đã đẩy mạnh phong trào xây dựng môi trường y tế “Xanh - sạch - đẹp”, tạo dựng cảnh quan ngăn nắp, an toàn, thái độ làm việc tích cực, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
  • 'Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 60 năm về trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, những người con ở Hưng Yên đã rời quê hương lên xây dựng kinh tế mới ở vùng biên giới Sông Mã. Những câu chuyện về sự gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau ngày đầu gian khó không chỉ là ký ức đẹp mà còn trở thành niềm tự hào, nhắc nhở các thế hệ hôm nay tiếp nối truyền thống, chung tay vun đắp để quê hương Sông Mã ngày càng phát triển.
  • 'Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Kinh tế -
    Là một trong những vùng trồng mận lớn của tỉnh, thành phố Sơn La đang có gần 2.300 ha mận, sản lượng ước đạt khoảng trên 15.000 tấn/năm, tập trung nhiều ở các xã: Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La. Thời điểm này, các vườn mận trên địa bàn thành phố đang vào thời kỳ đậu quả, nông dân các xã đang tập trung chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh cho quả mận đạt chất lượng cao nhất.
  • 'Chủ động bảo vệ cây trồng

    Chủ động bảo vệ cây trồng

    Kinh tế -
    Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 12.000 ha lúa, trên 1.200 ha ngô và trên 12.600 ha rau các loại; chăm sóc trên 19.500 ha xoài, gần 13.500 ha mận, trên 23.300 ha cà phê, gần 19.800 ha nhãn, gần 5.700 ha chè...
  • 'Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    An ninh trật tự -
    Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại tỉnh Sơn La đã có sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được cụ thể hóa bằng nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ngay từ cơ sở.
  • 'Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Sức khỏe -
    Thời điểm này, đang chuẩn bị bước vào mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, như: Sởi, cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu... Công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đơn vị y tế giám sát, phát hiện để điều trị kịp thời ngay tại cơ sở.
  • 'Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Xã hội -
    Tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới; thành lập, nhân rộng các nhóm truyền thông trong cộng đồng; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội... Đó là những hoạt động thiết thực được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới.
  • 'Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn có 826 đảng viên, sinh hoạt tại 38 chi bộ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã lựa chọn những nội dung, mô hình phù hợp với thực tiễn của địa phương gắn với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.