Xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số

Những năm gần đây, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh thu được kết quả quan trọng, đóng góp tích cực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, công tác chuyển đổi số còn gặp nhiều khó khăn về trang thiết bị, nhân lực; nhận thức của một số cơ quan, đơn vị, cá nhân còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và thời kỳ ứng dụng công nghệ cao.

Trung tâm điều hành thông minh (IOC) Thành phố hoạt động hiệu quả.      Ảnh: PV

Yêu cầu đặt ra là phải bám sát thực tiễn, kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, tạo bứt phá trong chuyển đổi số, gắn với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số. Các sở, ngành, huyện, thành phố phải chủ động, tích cực, kịp thời trong công tác phối hợp triển khai. Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; tăng cường công tác kiểm tra, đo lường, giám sát, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ.

Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số tỉnh theo hướng hiệu quả, thiết thực, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và giai đoạn 2021-2025. Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh và các huyện, thành phố tăng cường chỉ đạo, điều hành; nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc triển khai chuyển đổi số.

Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số tại các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị. Bám sát định hướng, nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số; cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch, xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn, hiệu quả.

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức, doanh nghiệp, người lao động và nhân dân về chuyển đổi số. Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình chuyển đổi số thông qua việc khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số.

Huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ phát triển hạ tầng số, xóa các bản lõm sóng băng rộng di động, nâng cao tỷ lệ người sử dụng internet, tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại thông minh. Chỉ đạo triển khai xây dựng kho dữ liệu dùng chung của tỉnh để cung cấp số liệu chính thức phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh.

Tập trung rà soát, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu hiện có, triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các sở, ngành, huyện với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) để kết nối liên thông, chia sẻ thông tin với hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh và cơ sở dữ liệu quốc gia.

Xây dựng, triển khai, ứng dụng các nền tảng số cơ bản phục vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Phát triển các nền tảng số để các cơ quan nhà nước quản lý, điều hành nghiệp vụ chuyên ngành dựa trên dữ liệu, đồng bộ, thông suốt từ tỉnh đến xã.

Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý điều hành và giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm 50% hồ sơ giải quyết TTHC được người dân thực hiện trực tuyến. Nâng cao hiệu quả đối với 53 dịch vụ công thiết yếu; đẩy mạnh khai thác dữ liệu số, số hóa hồ sơ, thanh toán trực tuyến, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến. Tăng cường kiểm tra, giám sát, báo cáo, thống kê trực tuyến; triển khai kênh giao tiếp số kết nối chính quyền với người dân và doanh nghiệp.

Chỉ đạo triển khai Đề án mô hình “Bệnh viện thông minh” tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Đề án mô hình “Phòng học thông minh” và hệ sinh thái giáo dục thông minh; du lịch thông minh; nền tảng số về nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc nông sản; thương mại điện tử.

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức tại các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND cấp huyện, xã và người dân; đặc biệt là kỹ năng sử dụng thiết bị số, phân tích, quản lý, sử dụng dữ liệu. Phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ chuyển đổi số cộng đồng. Chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn các hệ thống thông tin, bảo mật trong trao đổi dữ liệu điện tử, an ninh trên môi trường mạng.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.