Ứng phó với hạn hán, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 3 tháng đầu năm, hiện tượng El Nino tiếp tục duy trì với xác suất trên 90%; dự báo trong 3 tháng tiếp theo, El Nino giảm dần về cường độ, nhưng vẫn có khả năng duy trì tới tháng 6, với xác suất khoảng từ 60-65%, dẫn đến nguy cơ hạn hán, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, do xuất hiện nắng nóng gay gắt, thiếu hụt lượng mưa, nguồn nước trong các hồ chứa sụt giảm nhanh và gia tăng nhu cầu dùng nước.

Giọng nữ
Nông dân bản Tân Kiểng, xã Mường Do, khơi thông dòng chảy mương nội đồng. Ảnh: PV

Trước diễn biến khó lường của thiên tai, các cấp, các ngành, huyện, thành phố trong tỉnh tập trung theo dõi chặt diễn biến thời tiết, thông tin dự báo khí tượng thủy văn, hạn hán. Các cơ quan chức năng có dự báo chuyên ngành về nguồn nước, chất lượng nước và nguy cơ thiếu nước để cung cấp thông tin cho các địa phương và người dân. Đồng thời, chủ động triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước phù hợp với diễn biến thực tế tại từng thời điểm, từng khu vực; hướng dẫn tổ chức sản xuất phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là thời kỳ cao điểm thường xảy ra hạn hán.

Chú trọng tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp nêu cao ý thức, nhận thức đúng, đầy đủ về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước. Các cơ quan chức năng tăng cường quản lý việc khoan giếng nước ngầm và khai thác nước ngầm đúng theo quy định.

Thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong các công trình thủy lợi, thực hiện tiết kiệm nước, có kế hoạch phân phối nước hợp lý và kịp thời điều chỉnh khi bị thiếu hụt để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu về nước phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng... Tiếp tục hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên cấp nước sinh hoạt cho người dân, các cơ sở y tế, giáo dục và các nhu cầu thiết yếu khác, không để thiếu nước sinh hoạt. Thực hiện tốt các biện pháp sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp tiết kiệm, hiệu quả. Xác định mức độ ảnh hưởng đến từng địa bàn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể theo chỉ đạo của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Rà soát, đánh giá lại công năng, nhiệm vụ, quy trình vận hành của hệ thống công trình nước sinh hoạt đô thị, nông thôn; các đập, hồ chứa nước; nạo vét bồi lắng lòng hồ, bảo đảm dung tích phòng lũ của hồ chứa theo thiết kế. Chỉ đạo quản lý, duy tu, bảo dưỡng hệ thống nước sinh hoạt, điều phối nước sinh hoạt tiết kiệm, hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý, vận hành các đập, hồ chứa nước, bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công trong lĩnh vực thủy lợi, nước sinh hoạt nông thôn, bàn giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch tập trung nông thôn theo quy định.

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước; lãnh đạo, chỉ đạo tích trữ, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; quản lý việc khoan giếng nước ngầm và khai thác nước ngầm theo quy định.

Tập trung giải quyết các thủ tục hành chính, khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án đầu tư thủy lợi, nước sinh hoạt nông thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Tăng cường quản lý nhà nước về thủy lợi, nước sinh hoạt. Chỉ đạo quản lý, vận hành, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt hiện có. Chú trọng kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc để giải quyết kịp thời, hiệu quả. Chỉ đạo đánh giá, hỗ trợ, triển khai nhân rộng các các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, tích trữ, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Kịp thời động viên, biểu dương và nhân rộng những mô hình hay, điển hình tốt, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong quản lý, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Các địa phương chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản xuất phù hợp với khả năng nguồn nước; triển khai phương án đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân, nhất là khu vực dự báo thiếu hụt nước sinh hoạt.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.