Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

Thực hiện Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) năm 2022, các cơ quan, đơn vị đã tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh hoàn thành 54 nhiệm vụ, đạt 100% kế hoạch.

Trong năm các cấp, các ngành, địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số PAPI; tập trung giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận, hài lòng, thúc đẩy thành phần kinh tế tư nhân phát triển. Tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch các thông tin, quy trình, thủ tục hành chính cho người dân biết cùng chung tay thực hiện. Làm tốt công tác dân vận chính quyền, mối quan hệ “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia xây dựng chính quyền. Các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, địa phương; triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra.

Tuy nhiên, việc thực hiện chỉ số PAPI của một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn mang tính hình thức, các mục tiêu, nhiệm vụ chưa cụ thể, chưa xác định rõ kết quả đạt được và rõ mốc thời gian hoàn thành. Công tác kiểm tra giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số PAPI có lúc, có nơi đạt hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của của Đảng, Nhà nước; tuyên truyền các chương trình, dự án, quy hoạch của địa phương có mặt còn hạn chế, nhất là cấp cơ sở chưa hiểu rõ về chỉ số PAPI.

Việc triển khai pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và quy chế dân chủ ở cơ sở có nơi chưa đầy đủ, hiệu quả còn thấp. Có địa phương chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm giải trình với người dân trong thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được giao; có đơn vị chưa tập trung giải quyết có hiệu quả các kiến nghị của người dân. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức ý thức trách nhiệm tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân chưa tốt; một số lĩnh vực vẫn còn hồ sơ hành chính giải quyết chậm. Việc tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin của người dân, đội ngũ cán bộ, công chức vẫn còn hạn chế, nhất là đối với đội ngũ công chức xã trong việc thực hiện tiếp nhận và trả kết quả qua phần mềm một cửa hiện đại.

Năm 2023, các cấp, các ngành, địa phương tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân. Tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Thực hiện công khai danh sách hộ nghèo, công khai kịp thời những thông tin về chính sách xã hội cho người nghèo để dân biết, dân bàn, giám sát thực hiện.

Tiếp tục thực hiện đúng quy định về việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của người dân đối với dự thảo về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Tiếp thu đầy đủ, giải trình, thông tin kịp thời, xem xét điều chỉnh và công khai để người dân được biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác cải cách TTHC.

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, rút ngắn thời gian và giảm chi phí, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. Thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Nâng cao chất lượng giải quyết hồ sơ TTHC, nhất là trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, tư pháp. Tiếp tục thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2023. Hoàn thành việc triển khai hệ thống thông tin một cửa điện tử đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế công lập; cải thiện chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục tiểu học. Nâng cao chất lượng và cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác thu gom chất thải rắn. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông.

Triển khai dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình nước sinh hoạt. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực hiện các chương trình phối hợp hoạt động giữa các sở, ban, ngành, địa phương trong công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.