Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Nông dân Thuận Châu làm theo lời Bác

Xác định học và làm theo Bác phải bằng hành động và việc làm cụ thể, những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được Hội Nông dân các cấp ở huyện Thuận Châu triển khai sâu rộng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong hội viên. Đặc biệt, việc học Bác được gắn với phong trào lớn của Hội, giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La tại xã Liệp Tè (Thuận Châu).

 

Được giới thiệu, chúng tôi đến xã vùng cao Long Hẹ thăm gia đình ông Cà Văn Khẹt, bản Nông Cốc B, một điển hình tiêu biểu trong học và làm theo Bác và là hộ nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. Ông Khẹt thật thà chia sẻ: Theo tôi, học Bác là phải xóa được cái đói, cái nghèo cho chính gia đình mình và người dân trong bản; bởi vậy, nhận thấy diện tích đồi trọc còn nhiều, gia đình tôi đã tập trung trồng rừng sản xuất, chuyển đổi đất nương bạc màu sang trồng cây sơn tra và phát triển chăn nuôi đại gia súc mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp gia đình xóa được đói nghèo và có điều kiện chăm lo cho các con ăn học... Được biết, với sự chịu thương, chịu khó từ 2 ha rừng thông trồng từ năm 2000 theo Dự án 661, đến nay, gia đình ông Khẹt đã phát triển lên 13 ha, trong đó năm vừa qua có 2 ha đã cho thu hoạch 100 m3 gỗ, thu 220 triệu đồng. Cùng với đó, nhận thấy điều kiện khí hậu mát mẻ, thuận lợi để trồng và phát triển cây sơn tra, ông đã bàn với gia đình đưa cây sơn tra vào trồng 5 ha thay cây ngô, cây sắn trồng trên đất dốc không có hiệu quả. Năm 2017, 5 ha cây sơn tra trồng được 4 năm đã cho bói quả, thu hoạch gần 8 tấn quả, lãi 150 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông còn tận dụng diện tích bìa rừng, đất xung quanh nhà trồng cỏ voi, chăn nuôi 30 con trâu bò, tổng thu nhập của gia đình đạt trên 450 triệu đồng... Chính từ mô hình của ông Khẹt, đã có nhiều người dân trong bản, xã học tập làm theo và được ông nhiệt tình chia sẻ hướng dẫn kinh nghiệm, cách làm.

Ông Khẹt chỉ là một trong rất nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu của Hội Nông dân huyện Thuận Châu. Quá trình triển khai việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác luôn được các cấp hội dựa trên tình hình thực tế ở cơ sở, lựa chọn việc “làm theo” sát với hội viên, gắn với thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng”, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tham gia, đem lại hiệu quả thiết thực. Năm 2017, toàn huyện có 18.500 hộ đăng ký danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi, chiếm 71% số hộ nông dân toàn huyện, qua bình xét có 7.312 hộ hội viên đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Để đạt được kết quả này, Hội Nông dân huyện đã tập trung hướng về cơ sở, giúp người dân phát huy thế mạnh của từng vùng để xây dựng các mô hình phù hợp, Hội đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện củng cố, duy trì các câu lạc bộ khuyến nông ở cơ sở, 2 năm gần đây đã tổ chức 120 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho hơn 10.000 lượt nông dân. Phối hợp với các công ty tổ chức dịch vụ cung ứng giống, vật tư nông nghiệp bằng phương thức trả chậm, giúp bà con nông dân phát triển sản xuất. Không chỉ vậy, Hội còn đứng ra ủy thác vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện giúp nông dân có vốn đầu tư phát triển sản xuất. Đến nay, trên địa bàn huyện duy trì hoạt động gần 200 tổ tiết kiệm, vay vốn của nông dân, hơn 6.800 hộ vay vốn với tổng dư nợ trên 220 tỷ đồng; qua kiểm tra, vốn vay được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, với  hơn 700 triệu đồng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân Thuận Châu đã hỗ trợ nông dân triển khai nhiều dự án trên địa bàn. Hiện nay, Thuận Châu có nhiều mô hình kinh tế phát triển theo hướng tập trung chuyên canh, thâm canh, đa dạng hóa sản phẩm như: sản xuất lúa chất lượng cao, trồng chè, cà phê, cây sơn tra; trồng rau, màu và trồng cây ăn quả như nhãn, xoài, chanh leo; nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện; chăn nuôi gia súc, gia cầm; sơ chế hàng nông sản, dịch vụ vận tải, cung ứng vật tư...

Học Bác từ việc làm cụ thể, thiết thực, Hội Nông dân huyện Thuận Châu đã  và đang phát huy hiệu quả rõ nét, góp phần đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho hội viên nông dân.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

    Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

    Kinh tế -
    Phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, được các cấp Hội Nông dân triển khai sâu rộng, đã xuất hiện nhiều nông dân điển hình làm kinh tế giỏi, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và giảm nghèo bền vững tại các địa phương.
  • 'Lãnh đạo điều hành tài chính, ngân sách, kế hoạch và đầu tư

    Lãnh đạo điều hành tài chính, ngân sách, kế hoạch và đầu tư

    Xây dựng Đảng -
    Nâng cao chất lượng tham mưu về tài chính - ngân sách, kế hoạch và đầu tư, Đảng bộ Sở Tài chính đã lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao năng lực phân tích, tổng hợp, kiến nghị về thực hiện tốt điều hành ngân sách, xây dựng kế hoạch đầu tư công, thẩm định dự án và quản lý tài sản công, chính sách giá..., góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
  • 'Chàng trai có trái tim nhân ái

    Chàng trai có trái tim nhân ái

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 20 lần hiến máu, vận động hơn 2.000 người tham gia hiến máu tình nguyện, là những thông tin về chàng trai có trái tim nhân ái Hoàng Thanh Tùng, sinh năm 1991, ở tổ 7, phường Tô Hiệu. Anh vinh dự được tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2025.
  • 'Bảo vệ và phát triển rừng bền vững

    Bảo vệ và phát triển rừng bền vững

    Xã hội -
    Toàn tỉnh Sơn La có hơn 593.268 ha rừng tự nhiên, 76.528 ha rừng trồng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 48%. Lực lượng Kiểm lâm đẩy mạnh tuyên truyền, kết hợp với tuần tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm Luật Lâm nghiệp, nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân về bảo vệ, phát triển rừng.
  • 'Củng cố, phát huy vai trò của MTTQ ở cơ sở

    Củng cố, phát huy vai trò của MTTQ ở cơ sở

    Xã hội -
    Sau hơn 2 tuần thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp và sắp xếp tổ chức, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Chiềng Mai được kiện toàn, củng cố, phát huy vai trò tập hợp, đoàn kết các hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân, triển khai hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển KT-XH, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • 'Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

    Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

    Cải cách hành chính -
    Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, tỉnh ta chú trọng nâng cao chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và đạt được kết quả tích cực. Năm 2024, chỉ số SIPAS của tỉnh đạt 84,05%, tăng 1,82% so với năm 2023, đứng thứ 26/63 tỉnh, thành phố, tăng 7 bậc và cao hơn mức trung bình của cả nước 0,11%.