Không thiếu vaccine phòng bệnh cho người lớn và trẻ em

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có quyết định ban hành danh mục 32 vaccine, sinh phẩm được cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

(Ảnh minh họa)

Theo Cục Quản lý Dược đây là đợt cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành thứ 44, bao gồm:

5 sinh phẩm được cấp giấy đăng ký lưu hành có số đăng ký với ký hiệu SP3-…-22, hiệu lực 3 năm kể từ ngày 17/6;

3 vaccine được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 5 năm. Theo Cục Quản lý Dược, các vaccine này được giữ nguyên thông tin số đăng ký đã được cấp;

4 sinh phẩm được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 3 năm. Cục Quản lý Dược nêu rõ, các sinh phẩm này được giữ nguyên thông tin số đăng ký đã được cấp;

20 sinh phẩm được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 5 năm. Các sinh phẩm này được giữ nguyên thông tin số đăng ký đã được cấp.

Tại quyết định, Cục Quản lý Dược nêu rõ, cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký thuốc có trách nhiệm sản xuất, cung cấp thuốc vào Việt Nam theo đúng các hồ sơ, tài liệu đã đăng ký với Bộ Y tế và phải in số đăng ký được Bộ Y tế Việt Nam cấp lên nhãn thuốc.

Chấp hành đầy đủ pháp luật của Việt Nam và các quy định của Bộ Y tế về sản xuất, nhập khẩu thuốc và lưu hành thuốc tại Việt Nam, nếu có bất cứ thay đổi gì trong quá trình lưu hành thuốc ở nước sở tại và ở Việt Nam thì phải báo cáo ngay cho Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế.

Hiện nay, trước thực trạng thiếu thuốc và vật tư y tế ở nhiều cơ sở y tế từ tuyến Trung ương đến cơ sở do công tác đấu thầu gặp vướng mắc. Do quá lo lắng, tại TP Hồ Chí Minh xuất hiện thông tin về việc nhiều loại vaccine đang khan hiếm, “hết hàng” tại một số đơn vị y tế dự phòng lớn, thậm chí, nhiều nơi không còn nhiều vaccine “cấp bách” như vaccine dại, vaccine uốn ván, vaccine thương hàn… khiến người bệnh hoang mang, chạy vạy nhiều nơi.

Theo ghi nhận, sự thiếu hụt vaccine ở một số cơ sở y tế thuộc loại vaccine dịch vụ, không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng của nhà nước. Trong khi đó, dịch vụ tiêm chủng của các đơn vị y tế công lập không phải là nhiệm vụ chính và được mua theo cơ chế đấu thầu hàng năm, chính vì thế có thể xảy ra tình trạng thiếu vaccine do chưa kịp thời đấu thầu như thường lệ.

Tuy nhiên, tại Hệ thống tiêm chủng VNVC là hệ thống trung tâm tiêm chủng hoạt động độc lập, nên chủ động về cung ứng vaccine, do đó có được nguồn vaccine lớn, ổn định.

Đại diện VNVC cho biết, đơn vị này luôn đặt mua số lượng lớn vaccine trước nhiều năm nên có thể cung ứng đầy đủ vaccine cho trẻ em và người lớn với giá bình ổn, dù nhiều nơi đang thiếu hụt vaccine.

“Riêng đối với vaccine cúm mùa, do virus cúm thay đổi cấu trúc kháng nguyên theo chu kỳ hàng năm, nên các nhà sản xuất luôn nghiên cứu, cập nhật công dụng vaccine có thể chống lại chủng virus cúm trong mùa sắp tới, chính vì vậy luôn có giai đoạn giao thoa “thiếu tạm thời” giữa mùa cũ và mùa mới của từng loại vaccine. Tuy nhiên, tại VNVC luôn có nhiều loại vaccine cúm có hiệu quả tương đương để người dân lựa chọn sử dụng ngay hoặc dời lịch để chờ được tiêm vaccine cúm mùa mới nhất của loại vaccine đó”, đại diện VNVC cho hay.

Liên quan đến tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, một lãnh đạo bệnh viện chia sẻ, tình trạng thiếu thuốc một phần vì các đơn vị làm nhiệm vụ mua sắm triển khai chậm. Để làm gói thầu phải mất 4-5 tháng mới mua được, bắt đầu từ kế hoạch mua sắm, nhà thầu vào chào thầu, lựa chọn đơn vị, doanh nghiệp trúng thầu, sau đó là câu chuyện có hàng để cung cấp hay không, vì ở đâu cũng thiếu.

Ngoài ra, do quy trình làm thầu chậm, số liệu thống kê chưa đủ, mô hình bệnh tật biến động nhanh quá, vượt qua kế hoạch dự kiến dẫn đến việc thiếu thuốc. Trước đây có thể vẫn xảy ra tình trạng thiếu, nhưng được áp dụng mọi giải pháp linh động như vay mượn các cơ sở y tế khác, rồi làm thủ tục thầu sau. Nhưng hiện nay không đơn vị nào “dám” vay nữa, vì không biết làm vậy có đúng quy định không.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Xã hội -
    Cuối tháng 11, chúng tôi có dịp trở lại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên. Nằm ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, nên mùa đông nơi đây lạnh cắt da, cắt thịt. Xã có 4 bản, 574 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.