Hiệu quả quản lý thông tin tiêm chủng điện tử

Gần 3 năm qua, triển khai thực hiện hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia và báo cáo điện tử tại các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế, cơ sở tiêm dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã góp phần cập nhật đầy đủ, nhanh, chính xác dữ liệu tiêm chủng, rút ngắn thời gian làm thủ tục cho các đối tượng tiêm so với cách làm truyền thống.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã phối hợp với Tổ chức PATH, Văn phòng tiêm chủng mở rộng Quốc gia, trung tâm y tế các huyện, thành phố tổ chức gần 30 lớp tập huấn, hội thảo trực tiếp và trực tuyến cho trên 1.000 lượt cán bộ phụ trách công tác tiêm chủng, quản lý vắc xin, vật tư tiêm chủng. Từ tháng 11/2019, các đơn vị có hoạt động tiêm chủng trong tỉnh đã đồng loạt thực hiện quản lý thông tin, báo cáo điện tử trong công tác tiêm chủng và được trang bị máy quét mã vạch điện tử.

           

Cán bộ Trung tâm Y tế thành phố Sơn La nhập dữ liệu điện tử và khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng Covid -19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

           

Bác sỹ Đặng Thị Ánh Duyên, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: Việc triển khai hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử là giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thống kê, phân tích, giám sát thực hiện của các cấp về tiêm chủng quốc gia và tiêm vắc xin phòng Covid -19. Đồng thời, giúp giảm tải công việc lưu trữ hồ sơ, tổng hợp báo cáo; hỗ trợ nhập dữ liệu và kết xuất báo cáo nhanh. Chất lượng số liệu, dữ liệu giữa hệ thống và thực tế tại các cơ sở tiêm chủng đạt độ chính xác đến 99%...

           

Thành phố Sơn La hiện có hơn 1.600 trẻ dưới 1 tuổi và gần 1.630 phụ nữ có thai được quản lý. Trước đây, phải mất từ 1 - 3 ngày sau tiêm chủng mới hoàn thành việc báo cáo số lượng, vật tư y tế, cập nhật tình trạng phản ứng sau tiêm chủng. Từ khi thực hiện quản lý thông tin tiêm chủng điện tử, 12/12 trạm y tế xã, phường được trang bị hệ thống máy tính có kết nối internet ổn định, máy quét mã vạch, thực hiện quy trình tiêm chủng 4 bước; 100% trẻ sinh ra được cấp đầy đủ mã số đăng nhập trên hệ thống, 100% phụ nữ mang thai được cấp mã số tiêm phòng uốn ván; việc lọc dữ liệu tiêm chủng được các trạm y tế thực hiện 1 lần/tuần.

           

Bác sỹ Tòng Văn Hiến, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Chiềng Ngần, Thành phố, cho biết: Trạm thực hiện tiêm chủng cho 150 - 200 trẻ vào ngày 15 hàng tháng và tiêm vắc xin phòng Covid -19 từ 500 - 700 người dân/đợt. Áp dụng quản lý thông tin tiêm chủng điện tử đã giúp việc quản lý vật tư y tế, thông báo đối tượng ngày đến tiêm chủng nhanh, chính xác hơn. Đồng thời, giảm thời gian đăng ký cho người tiêm chủng, cập nhật dữ liệu, quản lý phản ứng sau tiêm; tổng hợp, báo cáo công tác tiêm chủng trong ngày và hàng tuần.

Phòng tiêm chủng vắc xin dịch vụ Cuộc Sống, Bệnh viện đa khoa Cuộc Sống hiện có 35 loại vắc xin dịch vụ; trung bình mỗi ngày tiếp đón từ 20-30 lượt khách. Ngay từ khi hoạt động, Phòng đã thực hiện quản lý thông tin tiêm chủng điện tử, lưu trữ số liệu về người tiêm, đăng ký tiêm vắc xin trực tuyến, nhắc lịch tiêm qua phần mềm điện thoại thông minh hoặc qua tin nhắn SMS cho trên 12.000 lượt tiêm chủng/năm.

           

Anh Vũ Tiến Vương, bản Buổn, phường Chiềng Cơi, Thành phố, chia sẻ: Gia đình tôi đăng ký cho con tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng vắc xin dịch vụ Cuộc Sống, được hướng dẫn đăng ký tiêm chủng trực tuyến. Khi đến lịch tiêm, tôi nhận được tin nhắn SMS, nên không bị quên ngày tiêm của con. Quá trình tiêm chủng đảm bảo an toàn; việc cập nhật thông tin sau tiêm chủng cũng khá nhanh, chính xác.

           

Hiện nay, các cơ sở tiêm chủng tiếp tục duy trì và nâng cấp hệ thống nhập dữ liệu tiêm chủng điện tử; nâng cấp đường truyền mạng internet cho trạm y tế các xã vùng sâu, vùng cao để phục vụ công tác tiêm chủng; mở rộng và hướng dẫn người tiêm chủng, người giám hộ trẻ sử dụng sổ tiêm chủng điện tử trên smartphone, nhằm tăng tỷ lệ tiêm chủng, quản lý tốt đối tượng tiêm chủng, góp phần bảo vệ tốt sức khỏe nhân dân.

Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Xã hội -
    Cuối tháng 11, chúng tôi có dịp trở lại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên. Nằm ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, nên mùa đông nơi đây lạnh cắt da, cắt thịt. Xã có 4 bản, 574 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.