Chủng cúm AH3N2 có khả năng lây lan nhanh và dễ gây biến chứng nặng

Chủng cúm A chủ đạo đang gây bệnh hiện nay là H3N2, một chủng virus có khả năng lây lan nhanh và dễ gây biến chứng nặng ở trẻ em, người già và những người mắc bệnh nền suy giảm miễn dịch

Giọng nữ
Nhiều ca biến chứng do mắc cúm.
Nhiều ca biến chứng do mắc cúm.

Thời gian gần đây, tại Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 xuất hiện nhiều người mắc cúm bị diễn biến nặng, thậm chí nguy kịch, đa số là người có bệnh nền, không kiểm soát tốt bệnh nền.

Thông thường những bệnh nhân cúm có bệnh lý nền thường gây ra những triệu chứng nặng hơn so với những bệnh nhân cùng độ tuổi nhưng không có bệnh lý nền. Do đó, các nhân viên y tế không những cần phải điều trị cúm và các biến chứng của nó: viêm phổi, suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm não.., mà còn phải kiểm soát các bệnh lý nền tốt, vì khi nhiễm cúm thường làm cho những bệnh lý nền như COPD, hen phế quản, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch… mất kiểm soát, và dẫn đến đợt cấp của bệnh.

Một trường hợp điển hình như cụ ông 83 tuổi, ở Hà Nội, tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường type 2, nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục 39-39,5 độ C, ho, đau ngực và khó thở. Dù được điều trị bằng thuốc kháng virus và kiểm soát bệnh nền, tình trạng viêm phổi và suy hô hấp của ông vẫn tiến triển nặng, buộc phải thở máy tại Khoa Hồi sức tích cực.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Chợ Rẫy phân tích, virus cúm được chia làm 3 nhóm chính: Cúm A: Loại nguy hiểm nhất, có thể lây lan rộng và gây đại dịch toàn cầu; cúm B: Chỉ lây giữa người với người, thường ít đột biến hơn cúm A nhưng vẫn có thể gây bệnh nặng; cúm C: Hiếm gặp, triệu chứng nhẹ, hầu như không gây thành dịch lớn.

Cúm mùa năm 2025 đang diễn tiến hết sức phức tạp không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Có nơi tỷ lệ mắc gia tăng, có nơi tỷ lệ bệnh nhân nặng gia tăng.

Chủng cúm AH3N2 có khả năng lây lan nhanh và dễ gây biến chứng nặng ảnh 1

Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân cúm A nặng, trong đó đa số là người cao tuổi.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng lý giải, thời tiết mùa đông-xuân năm nay đột ngột lạnh hơn tạo điều kiện cho virus cúm có khả năng tồn tại và phát triển mạnh hơn. Ô nhiễm không khí do bụi mịn tăng, dễ gây viêm phổi và từ đó dễ để virus xâm nhập hơn.

Sau khi tiếp xúc với người bệnh khoảng từ 1-4 ngày, bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng: sốt cao, đau nhức cơ, mệt mỏi, ớn lạnh, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Ở trẻ nhỏ có thể kèm nôn, tiêu chảy. Các triệu chứng này sẽ kéo dài khoảng 2-3 ngày. Trong thời gian này khả năng lây bệnh cho người khác rất cao, cần chú ý tránh tiếp xúc và thực hiện mọi biện pháp vệ sinh cá nhân để phòng lây bệnh cho người xung quanh.

Từ ngày thứ 3-5 kể từ khi khởi phát, các triệu chứng sốt, đau sẽ giảm nhanh, nhưng ho dai dẳng kèm đau tức ngực (thường tăng về chiều đêm) và còn mệt mỏi kéo dài. Đây là giai đoạn khá nhạy cảm vì có thể gặp các biến chứng nặng.

Bên cạnh đó, việc giãn cách xã hội do Covid-19 kéo dài hơn 2 năm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cúm mùa hàng năm và cũng giảm tỷ lệ chích ngừa cúm mùa hàng năm. Cả hai yếu tố này gây giảm mạnh khả năng miễn dịch với bệnh cúm mùa trong cộng đồng vì kháng thể chống lại cúm mùa chỉ tồn tại dưới 1 năm, do đó nếu hàng năm không được chích ngừa hay bị tái nhiễm thì sẽ không còn kháng thể đặc hiệu với virus cúm.

"Nhiều trường hợp nhiễm cúm thứ phát sau khi bị viêm đường hô hấp do HMPV, RSV... Điều này giải thích vì sao một số người vừa mắc “cúm” khỏi vài ngày lại bị “cúm” trở lại", bác sĩ Hùng cho hay.

Tiến sĩ Hùng lưu ý, chủng cúm A chủ đạo đang gây bệnh hiện nay là H3N2, một chủng virus có khả năng lây lan nhanh và dễ gây biến chứng nặng ở trẻ em, người già và những người mắc bệnh nền suy giảm miễn dịch (như đái tháo đường, suy thận mãn , viêm phế quản mãn…).

"Tất cả các nguyên nhân này cùng cộng hưởng gây ra tình trạng dịch cúm năm nay trở nên nặng nề, phức tạp", bác sĩ Hùng nói.

Bên cạnh virus cúm thì có nhiều tác nhân khác gây ra viêm đường hô hấp cấp, chúng có thể là virus (không phải virus cúm) như RSV, HPMV, Adenovirus, Rhinovirus, Parainfluenza virus… hay các loại vi khuẩn không điển hình. Do đó, không thể dựa trên triệu chứng bệnh để xác định được chủng virus gây bệnh là gì.

Chủng cúm AH3N2 có khả năng lây lan nhanh và dễ gây biến chứng nặng ảnh 2

Bác sĩ khuyến cáo thận trọng khi tự sử dụng thuốc cúm tại nhà.

Theo Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, thuốc kháng virus chỉ dùng cho người có nguy cơ cao hay có diễn tiến bệnh nặng. Đặc biệt là mỗi loại thuốc kháng virus thường chỉ có tác dụng lên một số virus nhất định. Do vậy chỉ nên dùng khi đã có xét nghiệm xác định được chủng virus gây bệnh.

"Thí dụ thuốc kháng virus nhóm Oseltamivir (Tamiflu) chỉ có tác dụng với virus cúm A, do vậy nếu bị viêm đường hô hấp cấp do cúm B, C hay không phải virus cúm thì hoàn toàn không có tác dụng. Hơn thế nữa, thuốc này không trực tiếp tiêu diệt các virus đang sống mà chỉ làm giảm khả năng tự nhân lên của chúng (nói dễ hiểu là ngăn chặn virus không sinh sản ra thế hệ mới) do vậy cần dùng sớm trong vòng 48-72 giờ đầu kể từ khi khởi phát bệnh.

Nếu chậm sau 5 ngày thì đại đa số người bệnh không cần dùng nữa do cơ thể đã tự tạo ra kháng thể ngăn chặn virus. Một số thuốc kháng virus khác đang có trên thị trường hiện nay cũng có tác dụng tương tự trên một số tác nhân virus khác có chọn lọc. Điều này chứng minh rằng bạn không nên tự sử dụng thuốc kháng virus vì lợi ích đem lại thấp hơn hiệu quả và đôi khi lại gặp bất lợi do tác dụng có hại của thuốc", bác sĩ Hùng khuyến cáo.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng môi trường sạch sẽ, an toàn ở các cơ sở y tế

    Xây dựng môi trường sạch sẽ, an toàn ở các cơ sở y tế

    Sức khỏe -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, các cơ sở y tế trong tỉnh đã đẩy mạnh phong trào xây dựng môi trường y tế “Xanh - sạch - đẹp”, tạo dựng cảnh quan ngăn nắp, an toàn, thái độ làm việc tích cực, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
  • 'Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 60 năm về trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, những người con ở Hưng Yên đã rời quê hương lên xây dựng kinh tế mới ở vùng biên giới Sông Mã. Những câu chuyện về sự gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau ngày đầu gian khó không chỉ là ký ức đẹp mà còn trở thành niềm tự hào, nhắc nhở các thế hệ hôm nay tiếp nối truyền thống, chung tay vun đắp để quê hương Sông Mã ngày càng phát triển.
  • 'Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Kinh tế -
    Là một trong những vùng trồng mận lớn của tỉnh, thành phố Sơn La đang có gần 2.300 ha mận, sản lượng ước đạt khoảng trên 15.000 tấn/năm, tập trung nhiều ở các xã: Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La. Thời điểm này, các vườn mận trên địa bàn thành phố đang vào thời kỳ đậu quả, nông dân các xã đang tập trung chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh cho quả mận đạt chất lượng cao nhất.
  • 'Chủ động bảo vệ cây trồng

    Chủ động bảo vệ cây trồng

    Kinh tế -
    Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 12.000 ha lúa, trên 1.200 ha ngô và trên 12.600 ha rau các loại; chăm sóc trên 19.500 ha xoài, gần 13.500 ha mận, trên 23.300 ha cà phê, gần 19.800 ha nhãn, gần 5.700 ha chè...
  • 'Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    An ninh trật tự -
    Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại tỉnh Sơn La đã có sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được cụ thể hóa bằng nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ngay từ cơ sở.
  • 'Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Sức khỏe -
    Thời điểm này, đang chuẩn bị bước vào mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, như: Sởi, cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu... Công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đơn vị y tế giám sát, phát hiện để điều trị kịp thời ngay tại cơ sở.
  • 'Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Xã hội -
    Tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới; thành lập, nhân rộng các nhóm truyền thông trong cộng đồng; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội... Đó là những hoạt động thiết thực được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới.
  • 'Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn có 826 đảng viên, sinh hoạt tại 38 chi bộ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã lựa chọn những nội dung, mô hình phù hợp với thực tiễn của địa phương gắn với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.