Bảo vệ sức khỏe cho học sinh trong mùa đông

Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết; rà soát cơ sở vật chất trường, lớp, chỗ ở bán trú; quan tâm chế độ ăn uống và nhắc nhở học sinh mặc ấm… là các giải pháp thiết thực đang được các trường học trên địa bàn tỉnh triển khai, đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong mùa đông, nhất là học sinh bán trú.

Giọng nữ

Những ngày này, bữa ăn bán trú của các em học sinh Trường Trung học cơ sở (THCS) Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu bắt đầu từ 17 giờ, sớm hơn so với thường lệ. Thầy giáo Hà Quốc Toàn, phụ trách bán trú của nhà trường, thông tin: Ngay từ đầu mùa đông, các thầy cô thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các em mặc ấm. Lịch sinh hoạt bán trú cũng được nhà trường đẩy sớm lên. Nhà bếp đảm bảo thức ăn nóng cho các em. Đối với số học sinh không ở bán trú, giáo viên chủ nhiệm sẽ nhắc nhở các em và phụ huynh cho con em mặc đủ ấm khi đến trường.

Giờ ăn bán trú của học sinh Trường THCS Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu.

Hiện nay, huyện Thuận Châu có 87 trường học với 3.084 phòng học, trong đó, 1.697 phòng kiên cố, 1.247 phòng bán kiên cố; 14 nhà đa năng và 318 phòng ở nội trú, 379 phòng ở công vụ giáo viên và 109 phòng chức năng khác, đảm bảo việc dạy và học học sinh các bậc học. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng với sự góp sức của các tổ chức, cá nhân, cơ sở vật chất tại các trường được cải thiện; các phòng học kín gió, bảo đảm việc phòng, chống rét cho học sinh.

Trường Mầm non Chiềng Lề, Thành phố hiện có hơn 500 trẻ. Ngay từ đầu mùa đông, nhà trường kiểm tra chỗ ăn, ở bán trú của trẻ, các phòng học đảm bảo được che chắn rèm mành, đóng kín các cửa sổ, nhất là nơi gió lùa trực tiếp; có bình nóng lạnh để đủ nước ấm cho trẻ vệ sinh tay chân và có nước ấm để uống.

Cô giáo Ngô Thị Oanh, giáo viên lớp mẫu giáo lớn A1, Trường Mầm non Chiềng Lề, cho hay: Đầu giờ sáng hằng ngày, tôi thường xuyên cập nhật thời tiết, thông báo trên nhóm Zalo chung của lớp để nhắc nhở phụ huynh mặc ấm cho con. Các bé đến trường đều được đi tất, đội mũ len, quàng khăn kín cổ, mặc áo ấm. Trong các tiết học, giáo viên chủ động tổ chức các trò chơi để trẻ tăng cường vận động. Nhờ đó, sĩ số của lớp luôn duy trì 98%.

Cán bộ quản lý và giáo viên Trường THCS Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, kiểm tra chỗ ở bán trú của học sinh

Từ đầu tháng 10 đến nay, Phòng GD&ĐT huyện Mai Sơn đã chỉ đạo các trường rà soát nhu cầu để huy động đóng góp của các tổ chức từ thiện ủng hộ chăn, quần áo ấm cho học sinh, nhất là các em ở vùng sâu, học sinh ở bán trú. Trong đó, Phòng GD&ĐT đã tiếp nhận của các đoàn thiện nguyện, từ thiện ủng hộ trên 5.000 chiếc áo rét, hơn 900 chăn ấm cho các trường mầm non, tiểu học, THCS: Phiêng Pằn, Chiềng Nơi, Phiêng Cằm, Nà Ớt, Tà Hộc, Chiềng Lương, Chiềng Chăn, Chiềng Ve, Chiềng Dong.

Cô giáo Phạm Thị Hảo, Hiệu trưởng Trường Mầm non Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn, cho hay: Nhà trường có 715 học sinh, hơn 90% là người dân tộc Mông, Khơ Mú; trong đó hơn 300 trẻ học tại 9 điểm trường lẻ, cách xa điểm chính, điều kiện còn khó khăn. Từ tháng 9 đến nay, trường đã kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ 623 chiếc áo rét cho trẻ. Cơ sở vật chất của trường được đảm bảo, với 30 phòng học kiên cố, bán kiên cố; 30/30 lớp học được trang bị đầy đủ quạt sưởi ấm cho trẻ trong mùa đông.

Chương trình đông ấm cho em do dự án "Nuôi em Mộc Châu" tổ chức tại điểm trường Nà Hiên, xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn. 
Ảnh: Nguyễn Hà (CTV)

Những ngày này, thời tiết diễn biến phức tạp, nhất là ở vùng núi cao, đêm và sáng sớm có nơi nhiệt độ xuống dưới 100C, phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, học tập của học sinh. Đảm bảo sức khỏe và duy trì việc học trong mùa đông, Sở GD&ĐT đã ban hành công văn chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc, phòng GD&ĐT các huyện, thành phố rà soát toàn bộ hệ thống cửa lùa, cửa chớp, cửa sổ các phòng học, phòng ở khu nội trú, bán trú. Đảm bảo che chắn kín gió, không để học sinh và giáo viên bị lạnh; hỗ trợ cho học sinh nội trú, bán trú chăn ấm. Không tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể ngoài trời khi thời tiết rét lạnh. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng điện, than, củi để sưởi ấm trong các khu nhà bán trú. Đối với các trường nằm trong vùng tiểu khí hậu rét đậm, rét hại, các trường chủ động, linh hoạt cho học sinh nghỉ học và báo cáo các cấp quản lý và có kế hoạch dạy bù.

Học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, trong giờ chào cờ đầu tuần.

Ông Quàng Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, cho biết: Trước khi vào mùa đông, Sở thành lập các đoàn công tác lồng ghép kiểm tra việc phòng, chống rét cho học sinh tại một số trường học và phòng GD&ĐT các huyện, thành phố. Qua kiểm tra, nhìn chung cơ sở vật chất các trường đều bảo đảm các điều kiện chống rét cho học sinh. Các trường học có học sinh bán trú thực hiện nghiêm quy định của pháp luật và quy định của Sở GD&ĐT về việc đảm bảo khẩu phần ăn của học sinh. Sở phối hợp với các cơ quan chuyên môn tập huấn công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho học sinh trong các nhà trường.

Giờ học của thầy và trò Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Mai, huyện Mai Sơn.

Theo dự báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, thời tiết trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới tiếp tục rét đậm, rét hại với nhiệt độ trung bình thấp. Các trường học trên địa bàn cần chủ động nắm tình hình thời tiết để có những điều chỉnh hợp lý trong việc tổ chức dạy học phù hợp, đảm bảo khung chương trình giáo dục theo quy định.

Thư Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.