Xây dựng quýt chum Nậm Lạnh trở thành sản phẩm OCOP

Xã Nậm Lạnh (Sốp Cộp) có giống quýt chum đã gắn bó với vùng đất này từ lâu và đem lại hiệu quả kinh tế cao, nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Để phát huy giống cây đặc sản địa phương, xã đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các hộ trồng quýt chum xây dựng sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu OCOP.

Vườn quýt chum của người dân xã Nậm Lạnh.

 

Quýt chum Nậm Lạnh quả đẹp, mọng nước, thơm, ngọt, nên được người tiêu dùng và thương lái tìm mua. Theo thống kê, toàn xã hiện có khoảng 3 ha quýt chum; trong đó gần 2 ha đã cho thu hoạch, tập trung tại các bản: Púng Tòng, Bánh Han, Phổng, Lạnh, Cang, Lọng Tòng... năng suất bình quân đạt 8 tấn/ha. Nếu như quả quýt thường có giá bán trên thị trường từ 10.000-20.000 đồng/kg, thì quả quýt chum có giá từ 30.000-40.000 đồng/kg.

Ông Tòng Văn Piêng, Phó Chủ tịch UBND xã, cho biết: Cây quýt chum rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của xã, đã và đang đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con. Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xã đã lựa chọn cây quýt chum để nhân rộng và phát triển trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân mở rộng diện tích giống quýt chum; phối hợp với các cơ quan chức năng huyện và tỉnh tổ chức Hội thảo “Phát triển, tiêu thụ sản phẩm quýt chum” trên địa bàn xã Nậm Lạnh giai đoạn 2020-2025, để tìm các giải pháp, kỹ thuật, cải tạo nhân giống và mở rộng diện tích. Theo đó, xã đã tập trung rà soát, đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế của cây quýt chum; vận động người dân chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây quýt chum. Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, mời các chuyên gia tổ chức khảo nghiệm, đánh giá hiệu quả của cây quýt chum và hỗ trợ người dân cải tạo, nhân giống cây quýt chum; tuyên truyền, hỗ trợ, vận động người dân góp vốn thành lập HTX sản xuất quả quýt chum theo quy trình VietGAP, liên kết với các đơn vị tiêu thụ, nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Để đảm bảo nâng cao chất lượng, sản lượng quả quýt chum và các loại cây ăn quả nói chung, xã đã chỉ đạo cán bộ khuyến nông phối hợp với các đoàn thể mở các lớp tập huấn hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân về kỹ thuật chăm sóc cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Anh Vì Văn Kiên, khuyến nông viên xã Nậm Lạnh, cho biết: Chúng tôi đã mở hàng chục lớp tập huấn hướng dẫn người dân dùng phân hữu cơ thay thế phân hóa học để bón cho cây trồng; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”; đặc biệt, tận dụng chất thải gia súc ủ phân, kết hợp trộn vôi bột để bón cây quýt, đảm chất lượng sản phẩm an toàn tới tay người tiêu dùng.

Chúng tôi đến bản Púng Tòng, thăm vườn quýt chum của gia đình ông Vì Văn Lánh, có những cây quýt quả trĩu cành, chín vàng rực trong vườn. Cầm trên tay một chùm quýt chum quả vàng óng, ông Lánh chia sẻ: Năm 2009, tôi xin được một số cây quýt chum về trồng thử. Vài năm sau, cây phát triển tốt và cho quả thơm, ngọt, năng suất cao, hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với cây ngô, sắn. Vì vậy, gia đình tôi đã tự nhân giống và mở rộng thêm diện tích. Đến nay, vườn quýt chum đã có hơn 200 cây, cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm. Còn gia đình ông Lò Văn Sơn, bản Phổng cũng có thu nhập cao từ trồng cây ăn quả có múi; với 400 cây cam và 300 cây quýt chum đã giúp gia đình có thu nhập từ 150-200 triệu đồng/năm. Ông Sơn cho biết: Gia đình ông đã chuyển đổi thêm 2.000 m² đất trồng sắn, sang trồng cây quýt chum và đang hướng đến tham gia hợp tác xã, để phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ổn định.

Thời gian tới, xã Nậm Lạnh sẽ tiếp tục hỗ trợ, tuyên truyền, vận động các hộ trồng cây quýt chum thành lập hợp tác xã để tạo ra hàng hóa tập trung, sản xuất theo quy trình VietGAP và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu đến năm 2025, xã Nậm Lạnh phấn đấu phát triển diện tích trồng quýt chum đạt trên 6 ha; hướng tới xây dựng quýt chum Nậm Lạnh trở thành sản phẩm OCOP; liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.