Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học

Năm học 2020-2021, huyện Sốp Cộp có trên 16.000 học sinh ở các cấp học, trong đó hơn 4.100 học sinh ăn bán trú tại 20 trường học tổ chức nấu ăn bán trú. Cùng với việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Sốp Cộp luôn quan tâm công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các bếp ăn được đầu tư, đảm bảo đúng theo quy định; bữa ăn bán trú đảm bảo vệ sinh, đủ dinh dưỡng, giúp học sinh có sức khỏe tốt để học tập.

 

Nhân viên nấu ăn Trường Tiểu học và THCS Sốp Cộp chuẩn bị bữa ăn cho học sinh.

 

Tới thăm Trường Tiểu học và THCS Sốp Cộp khi các nhân viên nấu ăn của trường đang chuẩn bị bữa trưa cho học sinh, chúng tôi nhận thấy khu vực bếp sạch sẽ, các dụng cụ chế biến, đồ dùng đựng thức ăn được lau rửa sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp... Thầy giáo Đào Xuân Cường, Hiệu trưởng cho biết: Nhà trường có gần 200 học sinh ăn bán trú, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khu vực bếp ăn được xây dựng theo quy trình “một chiều”, nhà bếp chia thành các khu riêng biệt, gồm khu chứa nguyên liệu, khu chế biến thực phẩm tươi sống, khu nấu ăn và khu để thức ăn đã nấu chín. Cùng với đó, trường thực hiện chế độ ăn cho trẻ theo biểu đồ dinh dưỡng, tiêu chuẩn 20 nghìn đồng/ngày/học sinh, nhà trường bố trí 1 bữa chính và 1 bữa phụ, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho học sinh ăn bán trú tại trường.

Tại Trường Mầm non Họa Mi (xã Dồm Cang), việc tổ chức nấu ăn cho học sinh luôn được chú trọng. Nhân viên nấu ăn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được khám sức khỏe định kỳ theo quy định. Việc nuôi dạy con trẻ được duy trì tốt, trước mỗi bữa ăn, các cô giáo và nhân viên nấu ăn cho trẻ xếp hàng rửa tay bằng xà phòng, hướng dẫn trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân. Qua đánh giá, 100% trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần; 100% trẻ được kiểm tra cân nặng, đo chiều cao hằng tháng, hằng quý và được Trạm Y tế xã khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm, tỷ lệ trẻ phát triển bình thường đạt 99%.

Được biết, ngay từ đầu năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sốp Cộp đã chỉ đạo các trường học xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý của ban giám hiệu. Yêu cầu các trường có học sinh bán trú quan tâm lựa chọn nguồn thực phẩm sạch từ những cơ sở có uy tín và ký cam kết trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tổ chức tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho trên 50 cán bộ quản lý và nhân viên nhà bếp các trường học. Hiện nay, 100% bếp ăn tại các trường học đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, việc đảm bảo vệ sinh trong trường học cũng được thực hiện tốt, như: Trường học sạch sẽ, phòng học có đủ ánh sáng, nhà tiêu hợp vệ sinh, dụng cụ chứa và xử lý rác thải hằng ngày đúng quy định... Qua đó, đảm bảo sức khỏe cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhà trường.

Riêng trong năm 2020, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tổ chức 2 đợt kiểm tra tại các trường tổ chức nấu ăn cho học sinh bán trú. Tập trung kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm; điều kiện vệ sinh, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vệ sinh trong quá trình chế biến; việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm, nguồn nguyên liệu thực phẩm và lấy mẫu thực phẩm để xét nghiệm nhanh... Qua kiểm tra cho thấy, 100% các trường thực hiện tốt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, chế độ vệ sinh nhà ăn, bếp ăn; nguồn gốc thực phẩm rõ ràng và lưu mẫu thức ăn đúng quy định... Bên cạnh đó, với trên 1 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ, năm 2020, huyện đã xây dựng 3 nhà ăn; cải tạo, sửa chữa 1 bếp ăn. Đến nay, đã có 15/20 trường học xây dựng bếp ăn theo quy trình “một chiều” có đường vào - ra riêng của thực phẩm, tránh nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.

Để không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm tại các trường học trên địa bàn, thời gian tới, ngành giáo dục và đào tạo huyện Sốp Cộp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học; tăng cường kiểm tra định kỳ, đột xuất các bếp ăn trong trường học, từ đó kịp thời nhắc nhở, có biện pháp xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm.

Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.