Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Sông Mã bảo vệ rừng mùa khô hanh

Với quyết tâm bảo vệ tốt diện tích rừng, ngay từ đầu mùa khô năm 2024-2025, huyện Sông Mã đã chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động triển khai các biện pháp phòng chống cháy rừng mùa khô hanh, giảm tối đa thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Giọng nữ

Thời điểm này, các tổ kiểm tra công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng của xã Nâm Ty, huyện Sông Mã tập trung tuyên truyền, hướng dẫn bà con đốt nương đúng quy định, không để cháy lan vào rừng.

Ông Tòng Văn Diên, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Ty, thông tin: Cả xã hiện có trên 5.500 ha rừng được khoanh nuôi, bảo vệ. Trong đó, gần 2.300 ha rừng phòng hộ, còn lại là rừng sản xuất, tập trung chủ yếu ở các bản: Đứa Pàn, Co Dâu, Nà Phung. Điều ghi nhận ở Nậm Ty là hơn 10 năm trên địa bàn xã không xảy ra vụ cháy rừng, tỷ lệ che phủ rừng trên 51%.

Hằng năm, xã xây dựng kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); kiện toàn Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR xã, gồm 17 thành viên, phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách từng bản. Đồng thời, xây dựng phương án bảo vệ rừng, PCCCR; xác định những khu vực có nguy cơ xảy ra cháy cao để có phương án PCCCR phù hợp; tổ chức ký cam kết về bảo vệ rừng giữa trưởng bản với xã và giữa trưởng bản với các hộ dân trên địa bàn. 

Kiểm lâm địa bàn cùng nhân dân xã Nậm Ty, huyện Sông Mã cắm biển cấm chặt phá rừng. P.V

 

Các lực lượng tham gia diễn tập PCCCR tại xã Huổi Một, huyện Sông Mã.

Còn tại bản Pa Tết, xã Huổi Một, huyện Sông Mã có nhiều hộ dân sinh sống tiếp giáp với rừng đặc dụng. Xã thường xuyên phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức các đợt tuyên truyền, vận động người dân trong bản tham gia quản lý và bảo vệ rừng. Chị Vàng Thị Chư, bản Pa Tết, nói: Được tổ công tác của huyện, xã vào bản tuyên truyền, tôi đã hiểu rõ công tác bảo vệ rừng, PCCCR. Chúng tôi sẽ luôn chấp hành đúng quy định của pháp luật về bảo vệ rừng, thường xuyên cùng với các lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng.

Huyện Sông Mã có hơn 67.000 ha rừng, trong đó, gần 9.000 ha rừng đặc dụng, hơn 27.700 ha rừng phòng hộ, còn lại là rừng sản xuất. Với phương châm “Phòng là chính, chữa cháy khẩn trương, kịp thời và hiệu quả”, Hạt Kiểm lâm huyện đã tham mưu cho UBND huyện, Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR của huyện ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai, thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR mùa khô và cả năm. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các đợt kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, các chủ rừng trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR. Đồng thời, chỉ đạo kiểm lâm địa bàn phối hợp với các tổ chuyên trách bảo vệ rừng các bản tăng cường tuần tra rừng tại các khu vực trọng điểm trong mùa khô. 

Nhân dân xã Nậm Ty, huyện Sông Mã cùng kiểm lâm địa bàn phát dọn đường băng cản lửa.

Cùng với đó, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường phối hợp với các đoàn thể, kiểm lâm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Luật Lâm nghiệp dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, như: Tuyên truyền trực tiếp; lồng ghép qua các cuộc họp bản, khu dân cư; hệ thống loa phát thanh ở cơ sở. Từ năm 2024 đến nay, các cơ quan chuyên môn của huyện đã tổ chức 147 hội nghị tuyên truyền chỉ mốc ranh giới giữa rừng, đất rừng và đất nông nghiệp cho trên 8.200 lượt người là ban quản lý bản, chủ rừng và nhân dân; tổ chức 126 buổi hướng dẫn, với trên 7.800 lượt người dân, chủ rừng, thực hành phương án huấn luyện nghiệp vụ PCCC rừng.

Chính quyền các cấp, các lực lượng, chủ rừng đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR; cơ quan thường trực PCCCR các cấp ứng dụng công nghệ thông tin phát hiện và cảnh báo sớm cháy rừng, mất rừng qua hệ thống cảnh báo sớm cháy rừng, phát hiện điểm cháy tại Website kiemlam.org.vn; thiết lập đường dây nóng giữa chính quyền các cấp, cơ quan kiểm lâm, chủ rừng để thu nhận thông tin báo cháy rừng của người dân tại cơ sở.

Nhân dân bản Huổi Khe, xã Mường Cai, huyện Sông Mã tuần tra bảo vệ rừng.

Hạt Kiểm lâm huyện chỉ đạo cán bộ kiểm lâm địa bàn tham mưu chính quyền địa phương kiện toàn 19 ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ rừng, với 669 thành viên; duy trì hoạt động của 348 tổ, đội quần chúng bảo vệ và PCCCR các bản, với 4.177 người, trong đó lực lượng thanh niên, dân quân tự làm nòng cốt. Tổ chức ký cam kết tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước giữa chủ tịch UBND xã, thị trấn và các trưởng bản về bảo vệ, phát triển rừng, PCCCR năm 2025. Phối hợp tổ chức tu sửa lại hệ thống đường băng cản lửa, các đường băng phân chia ranh giới giữa các bản, xã, giữa các loại rừng; tu sửa, chỉnh trang lại hệ thống bảng tin, bảng nội quy, cấp dự báo cháy rừng, biển cấm chặt phá rừng; mua sắm, trang bị bổ sung các dụng cụ phục vụ công tác PCCCR...

Với nhiều giải pháp chủ động trong công tác PCCCR, huyện Sông Mã quyết tâm bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng hiện còn, góp phần duy trì và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn.

Nguyễn Thư - Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • ' Thi đua giành 3 nhất

    Thi đua giành 3 nhất

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Ngày 9/7, Bộ CHQS tỉnh phát động thi đua cao điểm với chủ đề “Phất cao cờ hồng tháng Tám - Thi đua giành 3 nhất”. Dự phát động, có Đại tá Chu Văn Thành, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh.
  • 'Tập trung nguồn lực chuyển đổi số

    Tập trung nguồn lực chuyển đổi số

    Thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, tỉnh Sơn La tập trung ưu tiên nguồn lực, xây dựng thể chế, chính sách số và hạ tầng và nhân lực số, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính nhanh gọn, hiệu quả.
  • '“Tà Xùa - Đứng dậy, vươn mình”

    “Tà Xùa - Đứng dậy, vươn mình”

    Du lịch -
    Ngày 9/7, UBND xã Tà Xùa đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025), với chủ đề “Tà Xùa - Đứng dậy, vươn mình”.
  • 'Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Thời sự - Chính trị -
    Brazil cách Việt Nam nửa vòng Trái đất. Bay thẳng từ Hà Nội tới thành phố Rio de Janeiro mất 25 tiếng kể cả dừng kỹ thuật giữa chặng, nhưng sự mệt mỏi dường như tan biến khi những người bạn Brazil đã dành cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm, thân tình.
  • 'Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và những giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc, tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư và ban hành các chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch -
    Cách trung tâm xã Mường Cơi hơn 15 km, hồ Suối Chiếu, mùa này nước xanh ngắt giữa những dãy núi bao quanh, vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, đầy cuốn hút, ngày càng nhiều du khách tìm đến trải nghiệm, khám phá.
  • 'Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, cảm nhận rõ sự đổi thay của vùng đất này, tuyến đường nội bản được đổ bê tông sạch đẹp, có hệ thống đèn chiếu sáng; hai bên là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang và đồi chè, vườn cây ăn quả xanh mướt, minh chứng cho cuộc sống no ấm của nhân dân.
  • 'Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Cải cách hành chính -
    Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Năm 2024, chỉ số PAPI tỉnh Sơn La được 43,8876 điểm, tăng 1,4291 điểm so với năm 2023; đứng thứ 25/63 tỉnh, thành phố, tăng 5 bậc so với năm 2023.