Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Ký ức tháng Bảy đỏ lửa Vị Xuyên

Chiến tranh đi qua, nhưng những ký ức về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc vẫn còn mãi trong trí ức những người cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang năm xưa.

Giọng nữ
Ông Trần Phi Hùng (bên tay trái) cùng đồng đội.

Trong cơn mưa đạn pháo

Nhân dịp Kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, chúng tôi đến thăm gia đình Đại tá Trần Phi Hùng, nguyên là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 754 (Sư đoàn 314), hiện đang sinh sống tại huyện Mộc Châu.

Cùng đồng đội ôn lại kỷ niệm về những năm tháng ở mặt trận Vị Xuyên, ông Hùng nói: Từ năm 1979, trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc, Hà Giang (tỉnh Hà Tuyên lúc bấy giờ) là một trong những chiến trường đánh phá trọng điểm của quân địch. Từ năm 1984 đến 1989, chiến sự diễn ra hết sức ác liệt ở phía bắc huyện Vị Xuyên, huyện Yên Minh và một số nơi khác thuộc biên giới của tỉnh Hà Giang.

Lực lượng của địch trong cuộc chiến đó lên đến 60 vạn quân. Riêng mặt trận Vị Xuyên, địch huy động 9/10 đại quân khu với 50 vạn quân đánh vào biên giới. Chúng cũng huy động 800 khẩu pháo, tập trung đánh vào trận địa hẹp của ta, hòng vẽ lại đường biên giới tới phía bắc suối Thanh Thủy.

Những người lính Vị Xuyên ngày ấy (Ảnh: Tư liệu nhân vật cung cấp)

Nhiều năm đã qua, nhưng hồi ức về cuộc chiến tranh không thể nào phai nhòa trong tâm trí người cựu chiến binh. Ông Hùng nhớ lại: Tháng 7/1984, địch chiếm sâu vào biên giới phía Bắc của ta. Quân đội ta xây dựng chiến dịch MB-84, mục đích phản kích, lấy lại cao điểm bị địch chiếm đóng. Trong đó, Trung đoàn 876 (Sư đoàn 356), Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 149, Sư đoàn 356), Trung đoàn 174 (Sư đoàn 316), Trung đoàn 141 (Sư đoàn 312, Quân đoàn 1) lần lượt tấn công các điểm cao 772, 685, 233, 1030 trong ngày 12/7/1984. Ta chủ động tiến công, nhưng do hỏa lực của địch quá mạnh, địa hình co cụm, khiến quân ta thương vong lớn, hơn 600 chiến sĩ hy sinh; hơn 1.000 chiến sĩ bị thương. Sư đoàn 356 thiệt hại nặng nề nhất.

 Ngừng lại vài phút nén xúc động trào dâng, rồi ông Hùng cho chúng tôi xem những kỷ vật mà ông còn giữ gìn đến tận bây giờ. Ông kể: Ngày ấy, trong chiến tranh vô cùng gian khó, thiếu thốn quần áo, thuốc men, lương thực. Trung tuần tháng 7/1984, tiếng pháo bắn suốt ngày đêm. Có những đại đội chủ lực tham gia chiến đấu, đến giờ về ăn cơm chỉ còn lại vài người. Mặc dù hy sinh, mất mát, nhưng chúng tôi vẫn luôn phát huy tinh thần anh dũng, tiếp tục chiến đấu, giành, giữ từng tấc đất của Tổ quốc.

Chia sẻ thêm về những năm tháng chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang, cựu chiến binh Lò Ngọc Ngoan, là đồng đội của Đại tá Trần Phi Hùng đang sinh sống tại tiểu khu 1, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, nói: Ngày 3/2/1985, Trung đoàn 754 nhận chỉ thị của Tư lệnh Quân khu 2 tham gia chiến đấu tại biên giới phía Bắc, thuộc Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang. Trung đoàn 754 lúc bấy giờ có 70% cán bộ, chiến sĩ là người địa phương, thuộc các huyện của tỉnh Sơn La. Trong 4 năm (1985-1989) chiến đấu anh dũng, Trung đoàn đã hy sinh và bị thương hơn 200 đồng chí. Nhiều đồng chí, đồng đội của chúng tôi vẫn còn nằm tại các điểm cao ở Vị Xuyên, có nhiều liệt sĩ đến nay vẫn chưa xác định được thông tin, đang nằm lại Nghĩa trang liệt sĩ ở Vị Xuyên.

Ông Trần Phi Hùng (bên trái) chia sẻ những bức ảnh về cuộc chiến năm xưa.

Vẹn nguyên tình đồng đội

Là những chiến sĩ tham gia trực tiếp chiến đấu, nhưng may mắn được trở về với cuộc sống hòa bình, ông Trần Phi Hùng bùi ngùi: Trở về sau cuộc chiến, có đồng chí, đồng đội tiếp tục tham gia phục vụ quân ngũ, có đồng chí, đồng đội đi học hay tập trung phát triển kinh tế gia đình. Nhưng chúng tôi vẫn luôn gắn bó, chia sẻ và giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống. Điều khiến chúng tôi trăn trở nhất là vẫn còn nhiều đồng đội nằm lại chiến trường xưa, làm sao có thể đưa hài cốt của các anh trở về với gia đình.

Năm 2017, những CCB tham gia mặt trận Vị Xuyên đang sinh sống tại tỉnh Sơn La quyết định thành lập Ban liên lạc Mặt trận Vị Xuyên tỉnh Sơn La. Với hơn 300 CCB là những đồng đội từng tham gia chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên, khi đó, ông Trần Phi Hùng đảm nhiệm Trưởng ban liên lạc. Vào dịp tháng 7 hàng năm, Ban liên lạc tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình đồng chí, đồng đội, thân nhân liệt sĩ, tổ chức chuyến thăm lại chiến trường xưa.

Trải qua 7 năm hoạt động, từ nguồn vốn do đồng đội trong Ban liên lạc đóng góp, và sự ủng hộ xã hội hóa, Ban liên lạc đã hỗ trợ, giúp đỡ làm 25 căn nhà tình nghĩa cho đồng đội với mức hỗ trợ 25-50 triệu đồng/căn nhà; hỗ trợ tìm kiếm 61 hài cốt liệt sĩ... Ngoài ra, còn phối hợp các đoàn thể tổ chức giáo dục truyền thống, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ...

Dù trong chiến tranh hay khi trở về với cuộc sống đời thường, những người lính năm xưa của Mặt trận Vị Xuyên vẫn luôn nêu cao tinh thần, phẩm chất bộ đội cụ Hồ, không quản ngại khó khăn, là tấm gương sáng để thế hệ trẻ học tập và noi theo.

Ngọc Khiêm (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Xã hội -
    Chiềng Mung được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Chiềng Mung, Mường Bằng và Mường Bon, huyện Mai Sơn cũ. Đảng bộ xã có 56 chi bộ trực thuộc, với 1.236 đảng viên. Trong khí thế phấn khởi hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Chiềng Mung tràn đầy niềm tin và kỳ vọng về nhiệm kỳ mới khởi sắc, tạo nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.
  • 'Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Xã hội -
    Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt việc chăm lo, giúp đỡ, tạo điều kiện các gia đình chính sách, người có công vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
  • 'Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Xã hội -
    Thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, phục hồi sức khỏe; thực hiện chế độ, chính sách, tiêu chuẩn đãi ngộ của Nhà nước đối với người có công thuộc phạm vi quản lý, Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh luôn nỗ lực hoàn thành tốt vai trò, thể hiện tấm lòng tri ân với thế hệ cha anh đã dành trọn thanh xuân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • 'Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Văn hóa - Xã hội -
    Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” cùng những ca khúc cách mạng đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc ý chí quân chiến đấu, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Trong thời bình, khi yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội luôn được Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh xác định là một trong những nội dung quan trọng, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
  • 'Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Văn hóa - Xã hội -
    Vùng đất Thuận Châu xưa được biết đến với tên gọi Mường Muổi, là nơi cư ngụ lâu đời của đồng bào dân tộc Thái đen, nổi tiếng với kho tàng văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những giá trị văn hóa ấy vẫn đang được bà con gìn giữ, phát huy và truyền lại cho nhiều thế hệ.
  • 'CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    Xã hội -
    Với tinh thần đổi mới, đoàn kết và trách nhiệm, ngành Kiểm sát Sơn La khẳng định vai trò là một trong những lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo các quyền dân chủ của nhân dân.
  • 'Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Đảng bộ Ủy ban nhân dân tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2025. Đảng bộ có 47 tổ chức cơ sở đảng, gồm 31 đảng bộ cơ sở, trong đó, 233 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, 9 đảng bộ bộ phận và 16 chi bộ cơ sở, với tổng số hơn 5.100 đảng viên. Ngay sau khi đi vào hoạt động, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực.
  • 'Ổn định tổ chức, bứt phá cải cách tài chính công

    Ổn định tổ chức, bứt phá cải cách tài chính công

    Cải cách hành chính -
    Cùng với tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình mới, tỉnh Sơn La cũng chú trọng cải cách tài chính công, là một trong những địa phương đầu tiên hoàn tất hệ thống thanh toán chi ngân sách liên thông từ tỉnh đến xã. Đến ngày 16/7, tỉnh Sơn La có phường Tô Hiệu và xã Sốp Cộp đã thực hiện thành công việc chi trả lương.