Những tỷ phú vườn đồi

Tích cực tiếp cận, nắm bắt khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã vươn lên làm giàu, trở thành những tỷ phú, triệu phú ngay trên từng thước đất, mảnh vườn của mình. Họ đã và đang góp sức tạo nên bước đột phá cho phát triển nông nghiệp ở địa phương, từng bước xây dựng thương hiệu nông sản Sơn La.

Nâng cao giá trị cây mận hậu

Chúng tôi đến xã biên giới Phiêng Khoài gặp anh Ngô Thái Hải, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương. Do mấy ngày trước, trời đổ mưa to, đường vào vườn lầy lội, anh Hải phải dẫn chúng tôi thăm vườn trên chiếc xe u-oát cải tiến chuyên dùng chở dụng cụ làm vườn. Đứng trên đỉnh dốc nhìn xuống, vườn mận xanh mướt trải dài khắp các triền đồi, xuống tận cả lũng sâu; những cây mận xòe tán, sai trĩu quả, được trồng theo hàng lối, đúng khoảng cách.

Diện tích mận hậu của anh Hải được lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt.

Đưa chúng tôi thăm vườn mận, anh Hải trải lòng về chặng đường lập nghiệp của mình. Sinh ra và lớn lên tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm 20 tuổi, anh Hải cùng bạn bè lên vùng đất Yên Châu khởi nghiệp. Bươn trải cuộc sống, anh thử qua nhiều nghề từ làm mộc, dựng nhà đến lái xe tải. Năm 1996, thấy người dân nơi đây lấy giống mận hậu từ Mộc Châu lên trồng hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, cho quả to, chất lượng tốt, tiêu thụ ổn định. Có vốn tích góp được, anh quyết định mua đất để trồng mận xen với cây ngô. Anh Hải chia sẻ: Lúc ấy đang thời trai trẻ, sức khoẻ tốt, khát vọng làm giàu thôi thúc nên tôi lăn lộn, làm lụng trên nương đồi cả ngày. Làm thì nhiều nhưng năng suất thấp lắm vì thiếu kinh nghiệm. Thời đó, diện tích mận chưa nhiều và chưa biết cách chăm bón như bây giờ. Cây bói được quả nào thì bán quả đấy. Nhờ ngô lai ngày ấy được giá, năng suất cao nên tôi có thu nhập khá hơn, mới có vốn để đầu tư mua thêm đất trồng mận.

Mận hậu trái vụ bắt đầu cho thu hái.

Từ vài trăm mét vuông ban đầu, đến nay gia đình anh Hải đã mở rộng diện tích trồng lên 5 ha với 1.000 gốc mận. Những gốc mận trồng hơn 20 năm vẫn xanh tốt do được chăm sóc cẩn thận cùng hệ thống tưới nhỏ giọt được đầu tư bài bản. Anh Hải cho biết thêm: Thông thường cây mận hậu chỉ cho năng suất cao trong khoảng chục năm đầu, sau đó sẽ già cỗi và cho năng suất thấp. Để trẻ hóa cây mận, kéo dài thời gian thu hoạch, tôi tích cực tham gia các lớp tập huấn do Hội Nông dân các cấp tổ chức, học tập các phương pháp đốn tỉa hiệu quả, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chiết, ghép. Cùng với đó, chuyển hướng chăm bón mận bằng sử dụng các loại phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh, nhờ đó quả cho chất lượng tốt, sản lượng ổn định, được người tiêu dùng ưa chuộng. Năm 2021, giá mận hậu ở các nơi khác có thời điểm xuống thấp dưới 3.000/kg, thế nhưng mận hậu của gia đình luôn đạt mức 10-12 nghìn đồng/kg. Với sản lượng trung bình đạt 80 tấn/vụ, năm 2021, vườn mận đã mang lại nguồn thu trên 1 tỷ đồng; đặc biệt năm 2020, cho thu nhập gần 2 tỷ đồng.

Anh Hải phấn khởi nói thêm: Vài năm gần đây, khách hàng rất ưa thích quả mận trái vụ, từ năm 2019, tôi thử nghiệm biện pháp tác động kỹ thuật làm cho mận ra hoa lệch vụ đối với 1/3 diện tích mận. Do được chăm sóc tốt, nên quả mận trái vụ to, mẫu mã đẹp. Mận thu hoạch đến đâu, thương lái đến mua đến đó. So với mận chính vụ, mận trái vụ dễ bán, giá cả lại cao hơn. Hiện, quả mận trái vụ loại 1 có giá 110-120 nghìn đồng/kg, loại 2 có giá 80-100 nghìn đồng/kg, còn loại 3 từ 50-70 nghìn đồng/kg; cao gấp rưỡi so với năm trước. Dự kiến năm nay, gia đình thu được khoảng 7 tấn quả mận trái vụ, nếu được giá như hiện tại sẽ thu khoảng 600 triệu đồng. 

Làm giàu từ cây na

Tiếp tục hành trình tìm gặp những nông dân tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp, chúng tôi đến tiểu khu 1, thị trấn Hát Lót, trò chuyện cùng anh Trần Bá Khánh. Anh Khánh là người con của huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, theo anh em họ hàng lên làm kinh tế mới tại Mai Sơn từ năm 1991. Thời điểm đó, được anh em hỗ trợ, thuê được mảnh đất nào, anh đều trồng hết cây ngô, đậu, mía... nhưng hiệu quả kinh tế vẫn thấp. Đến năm 2000, một số bà con trong vùng bắt đầu bỏ dần trồng ngô sang trồng na, gia đình anh cũng học tập làm theo. Tuy nhiên sau một thời gian trồng, thấy giống na địa phương năng suất không cao, anh đã cất công tìm đến các chủ vườn na lớn ngoài tỉnh, lấy mắt na dai ghép vào cây na địa phương. Chỉ sau một năm, cây na ghép cho quả. Quả na không những to mà chất lượng ngon hơn so với giống na địa phương, bán được giá hơn. Sau những vụ na, tích góp được vốn, anh mua thêm đất để trồng thêm, đầu tư kéo điện, ủi đường, lắp hệ thống tưới nhỏ giọt. Hơn 20 năm kiên trì bám đất, gắn bó với cây na, thành quả của anh bây giờ là trang trại rộng lớn với diện tích 12 ha, trong đó 7 ha na dai, 5 ha na Thái, hiện 70% diện tích đang cho thu hoạch.

Mô hình trồng na Thái của hộ anh Trần Bá Khánh, tiểu khu 1, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn.

Những vườn na của anh Khánh được trồng trên những đồng đất bằng phẳng, trài dài, nhờ lợi thế này nên các vườn na của anh đều có quy mô lớn, liền khoảnh. Thời điểm này, anh và gia đình đang tất bật đốn tỉa cành, chăm bón cho diện tích na đang trong thời kỳ ra lộc non. Nói về kinh nghiệm trồng na, anh Khánh chia sẻ: So với các loại cây trồng khác thì na là loại cây khó tính, phải trồng ở những khu đất xốp, dễ thoát nước, nhưng cũng có lợi thế là không bị mất mùa do tác động kỹ thuật thụ phấn. Để cây na cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, tôi sang Lạng Sơn, Quảng Ninh, vào tận Tây Ninh học hỏi kinh nghiệm tại các nhà vườn. Cùng với việc chọn cây giống tốt, thực hiện chiết ghép, lại tạo, tôi tận dụng tối đa những phế phẩm nông nghiệp để bón cho cây vừa giảm chi phí mà đất còn tốt lâu, tốt bền, quả cho chất lượng cao.

Sử dụng phân bón hữu cơ cho diện tích na.

Nhờ cách chăm sóc đúng kỹ thuật, có những cây na trong vườn của anh cho từ 50-60 kg quả mỗi mùa. Quả to, ngọt, mẫu mã đẹp nên na của gia đình anh được các chủ chợ đầu mối các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nội thu mua với số lượng lớn. Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, na của gia đình anh và các hộ tuy có giảm giá nhưng vẫn tiêu thụ tốt. Với 12 ha na, trung bình cho thu 30 tấn quả với giá bán từ 30-32 nghìn đồng/kg na dai, 40-50 nghìn đồng/kg na Thái; mỗi năm gia đình anh thu trên 1 tỷ đồng; tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động tại địa phương với mức thu nhập từ 4,5-5 triệu đồng/người/tháng.

Lan tỏa phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

Càng phấn khởi hơn khi được biết anh Ngô Thái Hải và anh Trần Bá Khánh chỉ là 2 trong số hàng ngàn nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Còn rất nhiều tỷ phú, triệu phú nông dân thực thụ với những câu chuyện bám đất làm giàu, mạnh dạn áp dụng hướng đi mới, tăng giá trị nông sản bằng việc tiên phong sản xuất nông nghiệp xanh, hữu cơ. Theo số liệu thống kê của Hội Nông dân tỉnh, 5 năm qua, toàn tỉnh có 28.389 hộ nông dân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó hộ giỏi cấp cơ sở 21.118 hộ; hộ giỏi cấp huyện 5.840 hộ; cấp tỉnh 1.252 hộ và cấp Trung ương 188 hộ. Có 49 hộ có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm; 99 hộ đạt mức thu nhập từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng; 700 hộ thu nhập từ 300-500 triệu đồng; 5.600 hộ thu nhập từ 100-300 triệu đồng. Từ những kết quả, thành công mà kinh tế hộ mang lại đã góp phần rất lớn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn với những tiềm năng thế mạnh đang được chính người dân nơi đây khơi dậy và tận dụng khai thác.

Ông Bạc Cầm Khuyên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định: Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã tạo động lực để nông dân sáng tạo, hăng hái thi đua lao động sản xuất, vươn lên làm giàu; chủ động chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị hàng hóa với lợi nhuận cao. Qua phong trào, các hộ nông dân đoàn kết, tương thân tương ái, hỗ trợ tư vấn, chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm làm ăn giúp nhau cùng làm giàu; góp phần giúp hơn 1.000 hộ nông dân thoát nghèo hàng năm.

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, tư duy đổi mới của những nông dân, tin tưởng trong thời gian tới, ngày càng nhiều những tỷ phú, triệu phú nông dân với những mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn của địa phương.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”

    Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”

    Thời sự - Chính trị -
    Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2025), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 20/4, Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn” tại các khu di tích lịch sử, văn hóa thuộc cụm di tích An toàn khu Định Hóa, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 25-28 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp phía Tây, từ ngày 21/4 bị nén và dịch dần xuống phía Nam bởi bộ phận áp cao lục địa phía Bắc. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có xu hướng hoạt động mạnh dần lên và lấn về phía Tây. Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xyả ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt.
  • 'Thực hiện đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

    Thực hiện đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

    Là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung đông dân cư, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, nên nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn thành phố Sơn La ở mức cao, đặc biệt là mùa nắng nóng. Ngoài triển khai các biện pháp kỹ thuật giảm tổn thất điện năng, Điện lực thành phố Sơn La đẩy mạnh tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
  • 'Hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    Hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 13/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2025/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193/2025/QH15 ngày 19 tháng 2 năm 2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, gồm 4 chương, 32 điều. Trong đó, quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.
  • 'Chương trình "Ký ức để lại" tái hiện lịch sử cách mạng hào hùng

    Chương trình "Ký ức để lại" tái hiện lịch sử cách mạng hào hùng

    Tối 19-4, tại Quảng trường Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tỉnh Tây Ninh, Đảng ủy Công an Trung ương (Bộ Công an) phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh thực hiện Chương trình nghệ thuật chính luận "Ký ức để lại", nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025) và 65 năm thành lập Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam (7-1960 / 7-2025).