Luân chuyển, điều động cán bộ - tôi luyện để trưởng thành: Kỳ I. Tạo môi trường rèn luyện, thử thách cán bộ

Luân chuyển, điều động cán bộ là chủ trương quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng. Vì vậy, xuyên suốt các nhiệm kỳ đại hội, đặc biệt từ nhiệm kỳ 2005-2010 đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương, xây dựng, ban hành và triển khai hiệu quả các nghị quyết, đề án về luân chuyển, điều động cán bộ. Qua đó, cán bộ được luyện rèn, trưởng thành từ thực tiễn, đóng góp thiết thực vào công cuộc đổi mới, phát triển ở địa phương.

Giọng nam

Chủ trương mang tầm chiến lược

Vấn đề luân chuyển cán bộ đã được Đảng ta nhấn mạnh từ năm 2002, với Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/1/2002, của Bộ Chính trị “Về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý”; Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kết luận số 37-KL/TW ngày 2/2/2009 của Hội nghị Trung ương 9 khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020; Kết luận số 24-KL/TW ngày 5/6/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Chủ trương này tiếp tục được nhấn mạnh tại Quy định số 98-QĐ/TW ngày 7/10/2017 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ, cùng các hướng dẫn để Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, triển khai, tạo sự đồng thuận, thống nhất thực hiện.

Tại tỉnh Sơn La, qua rà soát, năm 2009, trong 1.120 cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn, có 34 đồng chí có trình độ đại học, 7 đồng chí trình độ cao đẳng, 152 đồng chí trình độ trung cấp, 85 đồng chí trình độ sơ cấp; có tới 842 đồng chí chưa qua đào tạo về chuyên môn, chiếm 75,1%; tỷ lệ này tại các xã đặc biệt khó khăn chiếm tới 89,5%... Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ, chậm phát triển của nhiều địa phương thời điểm đó.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định một số nội dung về công tác cán bộ.

Sau khi nghiên cứu các văn bản, quy định, hướng dẫn của Trung ương, tham khảo một số tỉnh và kết quả rà soát, đánh giá cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã, ngày 6/6/2009, Ban Thường vụ Tỉnh ủy  ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TU về việc điều động, luân chuyển, tăng cường cán bộ cho cấp xã. Trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện, ngày 6/7/2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TU về việc điều động, luân chuyển và tăng cường cán bộ cho cấp huyện, cấp xã.

Đồng chí Lê Hồng Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ, cho biết: Thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ từ tỉnh xuống xã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhận định là việc làm cần thiết, giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy xây dựng hướng dẫn quy trình thực hiện, đối tượng trong diện luân chuyển, thời gian luân chuyển. Thí điểm đợt đầu, tỉnh quyết định luân chuyển, điều động, tăng cường 29 đồng chí cấp trưởng, phó trưởng phòng cấp tỉnh về các xã vùng sâu, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn giữ các chức danh bí thư, phó bí thư thường trực, phó bí thư, chủ tịch UBND cấp xã.

Mục tiêu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đặt ra, cán bộ tăng cường về cơ sở phải củng cố lại hệ thống chính trị, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ; đề xuất các giải pháp tháo gỡ những “điểm nghẽn”, việc khó, cùng tập thể cấp ủy, chính quyền hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

Dấu ấn cán bộ về cơ sở

Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TU, tháng 11/2009, đồng chí Lưu Bình Khiêm được điều động từ Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản tỉnh nhận nhiệm vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai - xã trọng điểm về công tác di dân tái định cư thủy điện Sơn La.

Đồng chí Lưu Bình Khiêm về xã với nhiệm vụ là phải tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ di dân tái định cư phục vụ xây dựng thủy điện; sớm đưa xã Chiềng Bằng nhanh chóng thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn.

Lãnh đạo xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, kiểm tra mô hình nuôi cá lồng. 

Đồng chí Khiêm nhớ lại: Thời điểm đó, xã Chiềng Bằng có khoảng 300 hộ, hơn 1.200 nhân khẩu chưa di chuyển khỏi vùng lòng hồ thuỷ điện đến các điểm tái định cư mới; xã phải thực hiện di chuyển toàn bộ trụ sở xã và các cơ quan chuyên môn... Nhận nhiệm vụ, tôi cùng cấp ủy, tập thể lãnh đạo xã bắt tay ngay vào việc sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức, cán bộ; rà soát, hoàn thiện nội quy, quy chế cơ quan bám sát quy định và thực tiễn, từng bước thay đổi lề lối làm việc; sắp xếp, tạo điều kiện bố trí cán bộ xã, bản đi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Đến tháng 1/2010, xã Chiềng Bằng hoàn thành việc di chuyển toàn bộ hộ dân đến nơi ở mới, đảm bảo an toàn về người, tài sản.

Nâng cao thu nhập, từng bước xóa đói nghèo, thông qua các chương trình, dự án, nhân dân xã Chiềng Bằng được hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, thâm canh cây trồng, thí điểm nuôi cá lồng trên mặt nước hồ thuỷ điện.

Ông Lò Văn Khặn, bản Co Trặm (nay là bản Bung Én), một trong những người tiên phong nuôi cá lồng ở Chiềng Bằng, chia sẻ: Năm 2010, được xã tuyên truyền, vận động, tôi đăng ký nuôi thử nghiệm lồng cá đầu tiên, gồm cá rô phi và trắm cỏ, áp dụng đúng kỹ thuật được tập huấn, lứa cá đầu tiên thu hoạch hơn 600 kg, trừ chi phí lãi gần 50 triệu đồng. Từ đó đến nay, gia đình đầu tư, mở rộng quy mô nuôi lên 35 lồng cá, sản lượng đạt hàng chục tấn cá các loại/năm. Mô hình có công lớn của các đồng chí lãnh đạo huyện, xã khi đó, đặc biệt là đồng chí Lưu Bình Khiêm. Bà con vui mừng khi biết đồng chí Khiêm, người con của xã Chiềng Bằng, giờ đã là Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.

Từ nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La, nhiều hộ dân xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, có nguồn thu nhập khá.

Từ thành công của gia đình ông Khặn, đến nay, xã Chiềng Bằng có tới 24 HTX nuôi thủy sản kết hợp du lịch sinh thái, gần 300 thành viên tham gia, duy trì gần 2.700 lồng cá. Nhiều hộ cho thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng, thậm chí trên 1 tỷ đồng từ nuôi cá lồng.

Phát huy vai trò “hạt nhân” lãnh đạo, Đảng ủy, chính quyền xã tiếp tục khơi dậy “lòng dân, sức dân”, đưa xã Chiềng Bằng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016 và đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao cuối năm 2023.

Đồng chí Thào A Sử làm việc với xã Mường Lầm, huyện Sông Mã.

Tại huyện Sông Mã, tháng 4/2010, đồng chí Thào A Sử, Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy được điều động, luân chuyển, giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Mường Lầm (hiện nay, đồng chí là Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Sông Mã). Thời điểm đó, Mường Lầm là địa bàn “nóng” về ma túy với trên 200 người nghiện, phần lớn đều trong độ tuổi lao động. Tình trạng mất ANTT, nạn trộm cắp thường xuyên xảy ra.

"Xắn tay" vào cuộc, đồng chí Sử trực tiếp đến từng bản nắm tình hình, cùng lãnh đạo xã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể; thành lập các tổ công tác đến các bản tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội, triệt bỏ cây thuộc phiện, vận động người nghiện đi cai… Với phương pháp “mưa dầm thấm lâu”, từ năm 2010-2013, số người nghiện của xã giảm đáng kể, tình hình ANTT trên địa bàn từng bước ổn định; nhân dân yên tâm phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.

Mô hình chính quyền thân thiện của xã Mường Lầm, huyện Sông Mã.

Dấu ấn để lại cơ sở của đồng chí Thào A Sử còn gắn với việc tuyên truyền, vận động nhân dân giải phóng mặt bằng thực hiện quốc lộ 12. Khi đó, xã có trên 150 hộ dân bị ảnh hưởng, đồng chí Sử trực tiếp cùng các tổ công tác của xã xuống gặp gỡ, đối thoại, thuyết phục các hộ bị thu hồi đất hiểu được lợi ích của việc làm đường. Bằng phương pháp "dân vận khéo", 100% các hộ đồng thuận, tháo dỡ, dịch chuyển cổng, hàng rào, cây ăn quả... bàn giao cho nhà thầu thi công. Giờ đây, tuyến đường vào xã Mường Lầm được rải nhựa khang trang, kết nối thông thương thuận lợi, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng chí Lò Văn Tướng, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Lầm, chia sẻ: Khi đồng chí Sử về nhận công tác tại xã, tôi là cán bộ Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống ma tuý (BCĐ 03) của xã. Chỉ 3 năm, đồng chí Sử đã mang đến sự thay đổi lớn cho xã. Nhiều việc khó tồn tại nhiều năm của xã đã được giải quyết; hệ thống chính trị được củng cố, đội ngũ cán bộ, công chức xã được nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, làm việc hiệu quả, khoa học hơn.

Cơ sở đánh giá năng lực cán bộ

Đồng chí Lê Hồng Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, đánh giá: Những kết quả đạt được trong điều động, luân chuyển cán bộ theo Nghị quyết số 35-NQ/TU và Nghị quyết số 33-NQ/TU là cơ sở quan trọng trong đánh giá năng lực cán bộ; tăng cường công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị, chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự tại cơ sở, tạo tiền đề để nhân dân yên tâm phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo bền vững; xây dựng thành công nông thôn mới ở địa phương.

Việc điều động, luân chuyển, tăng cường cán bộ giúp các cấp ủy đảng có cơ sở, xem xét đánh giá, lựa chọn khi thực hiện việc đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử vào các chức danh theo quy định; khắc phục tình trạng trì trệ một bộ phận cán bộ không nỗ lực học tập, phấn đấu nâng cao trình độ và hiệu quả công tác, chỉ lựa chọn nơi công tác thuận lợi, ổn định vị trí, chức vụ.

Khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát cấp ủy đảng cơ sở khóa I.

Sau hơn 6 năm (2009-2015) thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TU, toàn tỉnh có 29 cán bộ các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh luân chuyển, điều động, tăng cường về xã, trong đó 3 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; 76 cán bộ các cơ quan, đơn vị cấp huyện điều động, luân chuyển tăng cường về xã; 16 cán bộ điều động từ xã này sang xã khác; 41 cán bộ xã điều động từ xã lên huyện học việc; có 254 cán bộ chủ chốt của xã cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, nhiều cán bộ tỉnh, huyện được luân chuyển, điều động, tăng cường về xã đã hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trở về công tác tại cơ quan cũ, trên 40 đồng chí được bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn. 

Giai đoạn 2015-2019, thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TU về việc điều động, luân chuyển và tăng cường cán bộ cho cấp huyện, cấp xã, toàn tỉnh có 1 đồng chí luân chuyển từ tỉnh về huyện; 73 đồng chí từ các cơ quan cấp huyện điều động, luân chuyển, tăng cường về xã; 11 đồng chí từ xã lên huyện. Qua đánh giá, nhiều đồng chí hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ, đóng góp tích cực vào kết quả tỷ lệ hộ nghèo các xã giảm trung bình 3 - 7%/năm; nhiều xã được đề nghị đưa ra khỏi diện trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự...

Việc ban hành Nghị quyết 35-NQ/TU và Nghị quyết số 33-NQ/TU cùng với các quy định, hướng dẫn về công tác luân chuyển, tăng cường cán bộ lãnh đạo chủ chốt cho cấp huyện, cấp xã của tỉnh, khẳng định chủ trương đúng, trúng, tạo đột phá trong công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Đây là cơ sở để tỉnh ta tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ phù hợp yêu cầu, tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, công chức và lãnh đạo, quản lý.

(Còn nữa)

 

Minh Thu-Nguyễn Yến-Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 60 năm về trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, những người con ở Hưng Yên đã rời quê hương lên xây dựng kinh tế mới ở vùng biên giới Sông Mã. Những câu chuyện về sự gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau ngày đầu gian khó không chỉ là ký ức đẹp mà còn trở thành niềm tự hào, nhắc nhở các thế hệ hôm nay tiếp nối truyền thống, chung tay vun đắp để quê hương Sông Mã ngày càng phát triển.
  • 'Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Kinh tế -
    Là một trong những vùng trồng mận lớn của tỉnh, thành phố Sơn La đang có gần 2.300 ha mận, sản lượng ước đạt khoảng trên 15.000 tấn/năm, tập trung nhiều ở các xã: Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La. Thời điểm này, các vườn mận trên địa bàn thành phố đang vào thời kỳ đậu quả, nông dân các xã đang tập trung chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh cho quả mận đạt chất lượng cao nhất.
  • 'Chủ động bảo vệ cây trồng

    Chủ động bảo vệ cây trồng

    Kinh tế -
    Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 12.000 ha lúa, trên 1.200 ha ngô và trên 12.600 ha rau các loại; chăm sóc trên 19.500 ha xoài, gần 13.500 ha mận, trên 23.300 ha cà phê, gần 19.800 ha nhãn, gần 5.700 ha chè...
  • 'Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    An ninh trật tự -
    Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại tỉnh Sơn La đã có sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được cụ thể hóa bằng nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ngay từ cơ sở.
  • 'Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Sức khỏe -
    Thời điểm này, đang chuẩn bị bước vào mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, như: Sởi, cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu... Công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đơn vị y tế giám sát, phát hiện để điều trị kịp thời ngay tại cơ sở.
  • 'Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Xã hội -
    Tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới; thành lập, nhân rộng các nhóm truyền thông trong cộng đồng; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội... Đó là những hoạt động thiết thực được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới.
  • 'Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn có 826 đảng viên, sinh hoạt tại 38 chi bộ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã lựa chọn những nội dung, mô hình phù hợp với thực tiễn của địa phương gắn với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Chú trọng công tác đảng và chính trị trong quân đội

    Chú trọng công tác đảng và chính trị trong quân đội

    Xây dựng Đảng -
    Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác đảng, công tác chính trị đối với lực lượng quân đội, Đảng ủy Quân sự tỉnh chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm của lực lượng vũ trang, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Nông thôn mới -
    Sau gần 4 năm thực hiện lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án, huyện Phù Yên đã ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.