Sạch - sáng những tuyến đường ở Pá Ma Pha Khinh

Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, những năm qua, xã Pá Ma Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai đã huy động nội lực trong nhân dân để cứng hóa các tuyến đường giao thông và lắp hệ thống chiếu sáng. Nhờ đó, những tuyến đường liên bản, nội bản lầy lội trước đây đã và đang được bê tông hóa, sáng hàng đêm, giúp người dân đi lại thuận lợi.

Cấp ủy, chính quyền xã Pá Ma Pha Khinh đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sức dân đóng góp làm đường giao thông. Nêu cao vai trò của cán bộ, đảng viên và các tổ chức đoàn thể trong phong trào hiến đất làm đường, đóng góp ngày công lao động để nhân dân học tập, làm theo. Đồng thời, tổ chức họp các bản ưu tiên mở rộng, nâng cấp các tuyến đường đã được nhân dân tự giải phóng mặt bằng.

Sau khi họp thống nhất các phương án thực hiện, mức hỗ trợ của Nhà nước, các bản tổ chức họp bàn, lấy ý kiến của nhân dân thống nhất mức đóng góp; bầu ra ban giám sát thi công và trực tiếp tham gia thanh toán, quyết toán các công trình. Trên tinh thân dân chủ "dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát", các công trình được nhân dân trong xã đồng tình hưởng ứng, tiến độ các công trình luôn đảm bảo kế hoạch đề ra. Từ năm 2014 đến nay, xã đã huy động nhân dân quyên góp gần 400 triệu đồng để mua nguyên vật liệu, trên 15.000 ngày công lao động, hiến trên 1.500 m² đất và 360 cây ăn quả lâu năm để mở rộng các tuyến đường... Đến nay, toàn xã đã bê tông hóa hơn 2,7 km đường trục chính đạt 100%; hơn 8,7 km đường liên bản đạt gần 60%; 7,2km đường nội bản đạt trên 85%.

Nhân dân bản Púm, xã Pá Ma Pha Khinh chuẩn bị mặt bằng đổ bê tông tuyến đường nội đồng.

Ông Lò Văn Thanh, Bí thư chi bộ. Trưởng bản Púm, xã Pá Ma Pha Khinh, chia sẻ: Bản 98 hộ với 511 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Thái, bà con chủ yếu làm nông nghiệp. Trước đây, bà con đi lại trên những con đường đất gồ ghề rất khó khăn, nhất là khi trời mưa. Nhân dân bản Púm đã đồng lòng, đóng góp ngày công, hiến đất làm được 2,5 km đường nội bản. Nhờ đó, việc đi lại và vận chuyển nông sản của nhân dân trong bản thuận lợi, các cháu học sinh đến trường dễ dàng hơn. Từ đầu năm đến nay, được sự hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân bản Púm đã đóng góp thêm 5 triệu đồng để mua nguyên vật liệu và hơn 80 ngày công lao động để thực hiện đổ bê tông đoạn đường nội đồng của bản với chiều dài hơn 100m.

Thi công tuyến đường bê tông nội đồng của bản Púm, xã Pá Ma Pha Khinh

Bên cạnh việc cứng hóa các tuyến đường, chính quyền địa phương cùng nhân dân các bản đã đồng lòng cùng thực hiện mô hình "Ánh sáng đường quê".

Ông Bùi Đình Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Pá Ma Pha Khinh, cho biết: Giúp việc đi lại được dễ dàng, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự trên địa bàn xã vào ban đêm, xã thống nhất triển khai chủ trương xây dựng hệ thống điện thắp sáng đường quê. Chỉ đạo các bản chọn những tuyến đường giao thông chính, nhu cầu đi lại nhiều để ưu tiên thực hiện. Đồng thời, họp dân, lấy ý kiến tổ chức thực hiện theo hình thức xã hội hóa, vận động đóng góp từ nhân dân và các nhà tài trợ, mạnh thường quân, nhà hảo tâm. Quá trình thi công tại các bản, UBND xã đã cử lực lượng xuống hỗ trợ người dân đảm bảo an toàn lưới điện, hành lang an toàn giao thông và an toàn cho người dân.

Người dân bản Púm đang kiểm tra các thiết bị trước khi lắp đặt hệ thống chiếu sáng

Chủ trương của xã nhanh chóng lan tỏa đến các bản trên địa bàn, nhân dân tích cực hưởng ứng đóng góp, xây dựng các công trình vào sử dụng. Đến nay xã đã lắp được 70 bóng điện dọc các tuyến đường trung tâm xã và đường nội bản 5 bản. 

Người dân trong bản lắp đặp hệ thống chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời

Phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn ở xã Pá Ma Pha Khinh đã trở thành phong trào thiết thực, hiệu quả, được nhân dân tích cực ủng hộ, cho thấy sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. 

Công trình "Ánh sáng đường quê" giúp nhân dân đi lại thuận lợi và đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở

"Lấy sức dân chăm lo cuộc sống cho dân" đã giúp xã Pá Ma Pha Khinh ngày càng nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, đến nay, xã đạt 12/19 tiêu chí nông thôn mới. Phấn đấu đến hết năm 2024, xã Pá Ma Pha Khinh sẽ được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Đức Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.