Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Chiếu sáng bản làng bằng đèn năng lượng mặt trời

Không cần người vận hành do đèn tự bật chiếu sáng khi trời tối và tự tắt khi trời sáng; không mất chi phí tiền điện hằng tháng; không phụ thuộc vào điện lưới... Mô hình chiếu sáng bản làng bằng đèn năng lượng mặt trời đang được nhiều địa phương triển khai và nhân rộng, đem lại hiệu quả thiết thực trong phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

Hệ thống đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng tại bản Tông, xã Chiềng Xôm, Thành phố.

Tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, khoảng 18 giờ ánh đèn năng lượng mặt trời dọc các tuyến đường của các bản đồng loạt bật sáng, làm cho miền quê “Cổ tích” thêm lung linh, huyền ảo. Là một trong những địa phương làm tốt việc vận động xã hội hóa triển khai mô hình chiếu sáng bằng đèn năng lượng mặt trời ở tất cả các bản. Giờ đây, việc đi lại của nhân dân thuận lợi, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự vào ban đêm được tăng cường, thúc đẩy phát triển du lịch của xã.

Ông Bùi Tiến Sỹ, Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Chiến, chia sẻ: Đầu năm 2023, xã được đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tặng 40 đèn năng lượng mặt trời lắp đặt tại khu vực trung tâm xã. Nhận thấy có nhiều ưu điểm, xã đã tổ chức họp dân, đồng thuận đóng góp xã hội hóa, triển khai đồng loạt ở tất cả các bản. Sau 1 năm triển khai, đến nay, xã lắp đặt 918 đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng 18km các tuyến đường chính và nhiều tuyến đường ngõ, xóm ở các bản, tổng mức đầu tư gần 3 tỷ đồng hoàn toàn từ nguồn vận động xã hội hóa. Dự kiến, trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, xã lắp đặt thêm 100 đèn năng lượng mặt trời.

Mô hình chiếu sáng bản làng bằng đèn năng lượng mặt trời cũng được xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La triển khai từ giữa năm 2023, đến nay, xã lắp đặt gần 230 đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng gần 6 km đường nội bản, liên bản, ngõ xóm, với tổng mức đầu tư gần 600 triệu đồng do nhân dân, các nhà hảo tâm đóng góp.

Ông Lèo Văn Hưởng, Chủ tịch UBND xã Chiềng Xôm, phấn khởi: Xã đã họp bàn, triển khai ở tất cả các bản, thống nhất về kích thước cột, khoảng cách lắp đặt, đảm bảo tính thẩm mỹ. Sau đó, giao cho Đoàn xã phối hợp các bản thực hiện lắp đặt. Đối với các cột đèn năng lượng mặt trời lắp tại các tuyến đường chính của bản và dọc quốc lộ 279D được lắp thêm giá treo cờ Tổ quốc, tạo mỹ quan sạch đẹp ở địa phương, nhất là dịp lễ, Tết.

Anh Lò Văn Hồng, bản Panh, xã Chiềng Xôm, nói: Bỏ ra số tiền đóng góp 1-2 triệu đồng/hộ để lắp đặt đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng ngõ, xóm, sử dụng được lâu dài mà không cần phải tăng thêm bất cứ khoản chi phí nào nữa, nhân dân rất ủng hộ, thấy rất tiết kiệm. Những ngày nắng to, đèn trữ nhiều năng lượng, đèn sẽ chiếu sáng từ 18 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau. Chúng tôi thường xuyên kiểm tra, lau chùi các tấm pin để hấp thu năng lượng tốt hơn, tăng độ bền và kéo dài tuổi thọ sử dụng.

Đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời sử dụng công nghệ bóng đèn led, đảm bảo độ chiếu sáng với chi phí điện 0 đồng; có tuổi thọ và độ bền cao; tự động điều chỉnh độ sáng và thời gian chiếu sáng từng khu vực và không cần nhân công vận hành; việc lắp đặt hệ thống này cũng không quá phức tạp. Thường thì trong điều kiện trời nắng, cần 5 giờ để các tấm pin mặt trời nạp đầy pin; khi trời âm u, ít nắng, việc tích trữ năng lượng sẽ kéo dài hơn. Khi được sạc đầy, thời gian đèn chiếu sáng đạt 8-12 giờ.

Ngoài huyện Mường La, thành phố Sơn La, mô hình chiếu sáng bản làn bằng đèn năng lượng mặt trời đang được nhân rộng tại các huyện Thuận Châu, Sông Mã, Mai Sơn, Bắc Yên... thay thế hệ thống đèn chiếu sáng bằng điện lưới, nhận được sự đồng tình ủng hộ cao của nhân dân, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông vào ban đêm cho nhân dân.

Bài, ảnh: Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hiệu quả từ mô hình chính quyền địa phương hai cấp

    Hiệu quả từ mô hình chính quyền địa phương hai cấp

    Sau một tuần thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, bộ máy chính quyền cơ sở tại các tỉnh, thành phố bước đầu vận hành ổn định, thông suốt, bảo đảm phục vụ nhân dân. Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính hài lòng với những thay đổi từ mô hình chính quyền mới.
  • 'Mô hình kinh tế tuần hoàn thích ứng biến đổi khí hậu

    Mô hình kinh tế tuần hoàn thích ứng biến đổi khí hậu

    Kinh tế -
    Dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc - Giai đoạn 2” được triển khai tại Sơn La đã góp phần cải thiện môi trường, nâng cao sinh kế và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho nhân dân.
  • 'Vườn nho hạ đen thu hút khách trải nghiệm

    Vườn nho hạ đen thu hút khách trải nghiệm

    Kinh tế -
    Những ngày đầu tháng 7, tại bản Híp, phường Chiềng Sinh, vườn nho hạ đen của Công ty cổ phần thương mại Duy Khánh rộn ràng bước vào vụ thu hoạch. Khung cảnh nên thơ của vườn nho đang vào độ chín rộ, đã trở thành điểm đến hút khách vào cuối tuần.
  • 'Ứng phó kịp thời với mưa lớn

    Ứng phó kịp thời với mưa lớn

    Xã hội -
    Sự thay đổi bất thường của thời tiết, 6 tháng đầu năm 2025, tỉnh Sơn La xảy ra nhiều đợt mưa lớn diện rộng, gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Theo dự báo, các tháng cao điểm mùa mưa có nhiều đợt mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Vì vậy, các cấp, các ngành đang tập trung thực hiện các biện pháp, ứng phó, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn gây ra.
  • 'Lái xe thận trọng, an toàn

    Lái xe thận trọng, an toàn

    An toàn giao thông -
    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ 6, đoạn từ Km 151+700 địa phận xã Vân Hồ đến Km 212 địa phận phường Mộc Châu, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hạn chế thấp nhất thiệt hại do tai nạn giao thông, nhất là mùa mưa lũ.
  • 'Những ngôi nhà ấm nghĩa tình đồng đội

    Những ngôi nhà ấm nghĩa tình đồng đội

    Xã hội -
    Cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, trở về với đời thường, nhiều cựu chiến binh là thương bệnh binh, điều kiện kinh tế khó khăn, không ít người phải sống trong những ngôi nhà tạm. Bằng tình cảm, trách nhiệm, Hội Cựu chiến binh tỉnh (nay là Ban công tác Cựu chiến binh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở, giúp hội viên có cuộc sống ổn định, thắt chặt thêm tình đồng chí, nghĩa đồng đội.
  • 'Linh hoạt triển khai tuyển sinh đầu cấp

    Linh hoạt triển khai tuyển sinh đầu cấp

    Khoa Giáo -
    Năm học 2025-2026, toàn tỉnh sẽ tuyển sinh trên 60.000 học sinh vào các lớp đầu cấp từ bậc mầm non đến THPT, tăng khoảng 3,5% so với năm học trước. Công tác tuyển sinh đang được các địa phương triển khai đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và đúng quy định.