Triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp tỉnh ta vừa trải qua thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, bệnh dịch tả lợn châu Phi, dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc và liên tiếp các đợt thiên tai đã gây ra những thiệt hại nặng nề. Để giải quyết những khó khăn đó, ngành nông nghiệp đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phục hồi, phát triển, kết nối lại chuỗi các ngành hàng, bảo đảm sản xuất gắn với tiêu thụ, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng.

Cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn người dân xã Hát Lót (Mai Sơn) 

kỹ thuật chăm sóc xoài rải vụ.

             

Theo báo cáo 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp chỉ tăng 2,27% so với cùng kỳ (chủ yếu tăng giá trị nhóm cây ăn quả và một số cây hằng năm). Giá trị hàng hóa nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu ước đạt trên 50 triệu USD, giảm 39,7% so với cùng kỳ năm 2019. Nhiều sản phẩm tồn kho một thời gian không tiêu thụ được, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu, như: chè, cà phê, tinh bột sắn, đường... do các nước nhập khẩu dừng không mua sản phẩm. Bên cạnh đó, một số mắt xích liên kết trong các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản và thủy sản bị đứt gãy do giao thương bị hạn chế, mua bán sản phẩm trong các hộ dân bị đình trệ, các cửa hàng giới thiệu và kinh doanh sản phẩm bị đóng cửa. Cùng thời điểm này, trên địa bàn tỉnh, dịch tả lợn châu Phi tái phát trở lại ở 17 bản, tiểu khu, thuộc 12 xã, phường, thị trấn, làm trên 400 con lợn mắc bệnh và phải tiêu hủy; toàn tỉnh vẫn còn 8 xã chưa qua 30 ngày hết dịch. Kèm theo đó, thiên tai đã làm thiệt hại 168 ha lúa, mạ; 395  ha rau màu; 92 ha cây trồng lâu năm; 2.727 ha cây ăn quả...

             

Để tháo gỡ khó khăn, kết nối lại các chuỗi ngành hàng, duy trì mục tiêu sản xuất hàng hóa, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phục hồi sản xuất. Trong đó, tập trung phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm; tổ chức chương trình kết nối, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh tại Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông sản cho người dân. Chỉ tính riêng 2 tháng sau khi dỡ bỏ quy định giãn cách xã hội, toàn tỉnh đã tiêu thụ trên 30.600 tấn xoài, trên 51.000 tấn mận, hàng trăm tấn rau củ, giải phóng được hàng chục nghìn tấn sản phẩm tinh bột sắn lưu kho... Cùng với đó, ngành cũng tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng để đưa vào hoạt động các nhà máy chế biến nông sản trọng điểm trên địa bàn tỉnh, như: Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu của Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc (Mộc Châu); Nhà máy chế biến rau, quả và đồ uống công nghệ cao của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm công nghệ cao - Tập đoàn TH (Vân Hồ); Nhà máy chế biến của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Mai Sơn)... Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các kho chứa, kho lạnh, tăng năng lực thu gom và thời gian bảo quản nông sản. Cung cấp thông tin về doanh nghiệp đầu mối xuất, nhập khẩu nông sản của một số thị trường trên thế giới.

             

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, để đáp ứng nguồn cung thịt lợn cho người tiêu dùng, tỉnh đang chỉ đạo vận động các hộ gia đình, doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện về chuồng trại, giống để tái đàn, từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại; khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, tăng hiệu quả và giá trị sản phẩm. Thường xuyên kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, tuyên truyền, khuyến khích và hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật.

             

Để nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng, ngành nông nghiệp đang tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP và các tiêu chuẩn tương tự; xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo hướng hữu cơ phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu giống vật nuôi, cây trồng có năng suất, chất lượng cao, giống rải vụ, trái vụ đảm bảo đáp ứng với nhu cầu sơ chế, chế biến, tiêu thụ.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.