Thu nhập cao từ nhãn chín sớm ở Sông Mã

Còn hơn một tháng nữa mới là thời điểm thu hoạch nhãn chính vụ, nhưng ở huyện Sông Mã những ngày này, nhiều hộ dân đã bắt đầu vào vụ thu hoạch nhãn chín sớm. Đó là thành quả của người dân khi biết ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, "điều khiển" nhãn ra hoa, đậu quả sớm trước thời vụ.

Chúng tôi đến xã Chiềng Khoong, một trong những xã có nhiều hộ thực hiện ghép nhãn chín sớm. Gia đình anh Nguyễn Văn Trung, bản Tân Hưng là một trong những hộ đi đầu và có kinh nghiệm trong việc thực hiện kỹ thuật ghép nhãn chín sớm, từ 5 năm trước, anh đã bắt đầu thử nghiệm ghép và thực hiện kỹ thuật cho cây nhãn ra hoa, đậu quả sớm hơn 1 tháng. Hiện, gia đình anh có hơn 200 cây nhãn chín sớm, trong đó, 100 cây đã cho thu hoạch, mỗi năm được hơn 1 tấn quả, bán với giá trung bình từ 42.000 đồng đến 43.000 đồng/kg, có thời điểm gia đình anh bán được giá hơn 50.000 đồng/kg. 

 

 

Vườn nhãn chín sớm của gia đình anh Nguyễn Văn Trung, bản Tân Hưng, xã Chiềng Khoong

 

Đưa chúng tôi thăm vườn nhãn chín sớm sai trĩu cành, những trùm nhãn to đều chín căng mọng, anh Trung cho biết: Gia đình chủ yếu trồng nhãn miền, đến chính vụ thường cho giá thấp, chỉ từ 10.000 - 15.000 đồng/kg. Tìm hiểu về nhãn chín sớm, anh đã mạnh dạn mua giống về tự ghép thử nghiệm, thấy hiệu quả nên mở rộng thêm. So với nhãn chính vụ, để cây nhãn ra hoa, đậu quả sớm thì phải thực hiện kỹ thuật chăm sóc nghiêm ngặt, tốn rất nhiều công và phải đúng thời kỳ, thời điểm; sau khi thu hoạch phải theo dõi sát sao sự phát triển của cây nhãn và căn cứ vào thời tiết để xác định thời điểm tác động; thường thì từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 hằng năm thì bắt đầu khoanh cành, kích thích cho cây ra hoa; đến khi vỏ cây nhãn liền thì phải tiến hành tưới nước đầy đủ, thường xuyên duy trì độ ẩm và bón phân, đảm bảo dinh dưỡng cho cây nhãn.

 

 

Người dân xã Chiềng Khoong thu hoạch nhãn chín sớm.

 

 

Người dẫn xã Huổi Một thu hoạch nhãn chín sớm.

 

Tìm hiểu thêm về mô hình nhãn chín sớm, chúng tôi tới bản Pá Công, xã Huổi Một. Gia đình chị Nguyễn Thị Thu, có 1 ha nhãn chín sớm, đã thu được hơn 6 tấn quả, bán giá trung bình là 45.000 đồng/kg, mang lại thu nhập gần 300 triệu đồng. Chị Thu phấn khởi, chia sẻ: Thực hiện nhãn chín sớm cần rất nhiều công, nhất là đầu tư hệ thống nước tưới, nhưng lại cho giá trị kinh tế rất cao. Hiện, gia đình mong được vay các nguồn vốn ưu đãi để có điều kiện đầu tư nhân rộng mô hình nhãn chín sớm lên 3 ha.

 

Vườn nhãn chín sớm của người dân xã Chiềng Khoong

 

Ông Nguyễn Tiến Hải, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: Huyện Sông Mã hiện có trên 7.000 ha nhãn, trong đó diện tích nhãn chín sớm chiếm hơn 40 ha, chủ yếu người dân tự làm, tập trung ở các xã: Chiềng Khương, Chiềng Khoong, Chiềng Cang, Yên Hưng, Huổi Một... Với nhãn chín sớm đã đem đến cho bà con nhân dân giá trị cao gấp 2-3 lần. Phòng đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Viện Nghiên cứu rau quả (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khuyến khích và hướng dẫn bà con ghép nhãn chín sớm trên các giống nhãn T6 để thực hiện rải vụ nhãn để có giá trị cao hơn. Đồng thời khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt quy trình kỹ thuật sản xuất nhãn, không sử dụng chất kích thích, chất cấm trong quá trình chăm sóc, bảo quản; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép và phải bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch...

 

Mô hình nhãn chín sớm ở Sông Mã vừa cho năng suất cao, vừa có chất lượng thơm ngon, mẫu mã đẹp, được nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh đến đặt mua. Đây là tín hiệu vui, cho thấy việc phát triển các giống nhãn chín sớm bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Để nâng tầm giá trị và phát triển bền vững, cần sự quan tâm vào cuộc của các ngành chức năng trong chuyển giao kỹ thuật thâm canh nhãn chín sớm, hướng dẫn người dân thực hiện mô hình thâm canh nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, để thương hiệu nhãn Sông Mã ngày càng vươn xa.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.