Nhân rộng mô hình sản xuất măng theo chuỗi giá trị

Ngày 8/10, tại xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức Hội thảo đầu bờ “Khuyến nông kết nối nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị”.

Giọng nữ

Dự Hội thảo có lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh; đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, huyện Vân Hồ, Ban quản lý Dự án GREAT; đại diện UBND, HTX, tổ Khuyến nông cộng đồng và hơn 100 nông dân các xã Tân Xuân, Xuân Nha, Mường Men, Chiềng Khoa.

Hội thảo đầu bờ “Khuyến nông kết nối nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị”. 

Năm 2019, Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng huyện Vân Hồ” thuộc chương trình GREAT được Trung tâm Phát triển kinh tế nông thôn (CRED) triển khai tại các xã Xuân Nha, Tân Xuân, Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ.

Dự án đã hướng dẫn nông dân khai thác măng ở rừng trồng tự nhiên, chuyển giao kỹ thuật chiết ghép cành giống, mở rộng vùng trồng măng bát độ nguyên liệu; tư vấn thành lập các tổ hợp tác, HTX sản xuất măng sạch và bao tiêu sản phẩm...

Bên cạnh đó, dự án còn hỗ trợ xây dựng nhà xưởng chế biến, nhà sấy năng lượng mặt trời; xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phương…, dần hình thành các liên kết sản xuất măng theo chuỗi giá trị giữa nông dân - tổ hợp tác - hợp tác xã - công ty xuất khẩu.

Các địa biểu tham quan mô hình trồng măng bát độ tại bản Ngà, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ.

Đến nay, dự án đã trồng hơn 300 ha măng bát độ tại các xã Xuân Nha, Tân Xuân và Chiềng Xuân, bước đầu cho thấy phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, sinh trưởng và phát triển tốt. Đã có 90 ha cho khai thác, năng suất từ 12-15 tấn/ha, thu nhập từ 50-70 triệu/ha. Măng bắt độ được sơ chế thành măng khô, măng chua,... được đóng gói mang đi tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.  

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số nội dung liên quan đến việc hỗ trợ từ Dự án GREAT trong việc phát triển chuỗi giá trị măng sạch; thực trạng, triển vọng phát triển của các HTX sản xuất và chế biến măng; việc phát triển sản xuất măng bát độ theo chuỗi giá trị tại huyện Vân Hồ. Vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ và phát triển mô hình sản xuất măng sạch; những lưu ý trong quá trình chọn giống, kỹ thuật trồng, quy trình chăm sóc, quản lý sâu bệnh đối với măng bát độ; các biện pháp tối ưu hóa năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, từ đó phát triển mô hình trồng măng bát độ bền vững và hiệu quả.

Các đại biểu thăm xưởng chế biến măng của HTX sản xuất và chế biến măng sạch Tân Xuân, huyện Vân Hồ.

Mô hình trồng, sản xuất măng sạch tại Vân Hồ đã mở ra triển vọng phát triển kinh tế ở các xã khó khăn của huyện Vân Hồ, tạo việc làm, thu nhập cho bà con nông dân địa phương. Sau hội thảo, Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng mô hình trồng; tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc và chế biến măng bát độ đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm và đẩy mạnh liên kết trồng, sản xuất theo chuỗi giá trị, ngành hàng, hình thành các vùng nguyên liệu sản xuất tập trung hiệu quả, bền vững. Đồng thời, đẩy mạnh quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm măng bát độ cho nông dân, HTX...

 

Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng môi trường sạch sẽ, an toàn ở các cơ sở y tế

    Xây dựng môi trường sạch sẽ, an toàn ở các cơ sở y tế

    Sức khỏe -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, các cơ sở y tế trong tỉnh đã đẩy mạnh phong trào xây dựng môi trường y tế “Xanh - sạch - đẹp”, tạo dựng cảnh quan ngăn nắp, an toàn, thái độ làm việc tích cực, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
  • 'Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 60 năm về trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, những người con ở Hưng Yên đã rời quê hương lên xây dựng kinh tế mới ở vùng biên giới Sông Mã. Những câu chuyện về sự gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau ngày đầu gian khó không chỉ là ký ức đẹp mà còn trở thành niềm tự hào, nhắc nhở các thế hệ hôm nay tiếp nối truyền thống, chung tay vun đắp để quê hương Sông Mã ngày càng phát triển.
  • 'Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Kinh tế -
    Là một trong những vùng trồng mận lớn của tỉnh, thành phố Sơn La đang có gần 2.300 ha mận, sản lượng ước đạt khoảng trên 15.000 tấn/năm, tập trung nhiều ở các xã: Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La. Thời điểm này, các vườn mận trên địa bàn thành phố đang vào thời kỳ đậu quả, nông dân các xã đang tập trung chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh cho quả mận đạt chất lượng cao nhất.
  • 'Chủ động bảo vệ cây trồng

    Chủ động bảo vệ cây trồng

    Kinh tế -
    Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 12.000 ha lúa, trên 1.200 ha ngô và trên 12.600 ha rau các loại; chăm sóc trên 19.500 ha xoài, gần 13.500 ha mận, trên 23.300 ha cà phê, gần 19.800 ha nhãn, gần 5.700 ha chè...
  • 'Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    An ninh trật tự -
    Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại tỉnh Sơn La đã có sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được cụ thể hóa bằng nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ngay từ cơ sở.
  • 'Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Sức khỏe -
    Thời điểm này, đang chuẩn bị bước vào mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, như: Sởi, cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu... Công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đơn vị y tế giám sát, phát hiện để điều trị kịp thời ngay tại cơ sở.
  • 'Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Xã hội -
    Tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới; thành lập, nhân rộng các nhóm truyền thông trong cộng đồng; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội... Đó là những hoạt động thiết thực được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới.
  • 'Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn có 826 đảng viên, sinh hoạt tại 38 chi bộ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã lựa chọn những nội dung, mô hình phù hợp với thực tiễn của địa phương gắn với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.