Thành công từ nuôi chim bồ câu thương phẩm

Nắm bắt được nhu cầu thị trường về chim bồ câu thịt, chim bồ câu giống, anh Đỗ Văn Thành, bản Giàn, xã Mường Bú (Mường La) đã thành công với mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm, với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Anh Đỗ Văn Thành, bản Giàn, xã Mường Bú (Mường La) (người đứng giữa)

trao đổi kinh nghiệm nuôi chim bồ câu thương phẩm với người dân trong huyện.

Là giáo viên giảng dạy môn Lịch sử của Trường THPT Mường Bú, anh Thành lại có sở thích chăn nuôi, trồng cây trong thời gian không lên lớp. Năm 2014, anh đi tham quan mô hình nuôi chim bồ câu Pháp thương phẩm của bạn bè ở tỉnh Bắc Giang và tỉnh Hưng Yên, thấy điều kiện ở địa phương phù hợp với việc nuôi chim bồ câu, nên đầu năm 2015, anh bàn với gia đình cải tạo hơn 300 m² đất vườn sau nhà để nuôi thử nghiệm 50 cặp chim bồ câu bố mẹ. Sau hơn 6 tháng nuôi, chim bồ câu sinh sản lứa đầu 35 cặp chim non, anh Thành giữ lại nuôi tiếp để tăng số lượng chim bố mẹ trong đàn. 1 năm sau, gia đình anh có khoảng 200 cặp chim bồ câu bố mẹ.

 Khu chuồng trại để nuôi chim bồ câu Pháp của gia đình anh Thành được thiết kế khá quy mô và khoa học, các dãy chuồng nuôi đặt trên các trụ gạch cách nền chuồng khoảng 50 - 60 cm, chia thành từng ngăn, kẹp giấy màu đỏ, hồng, xanh để theo dõi chế độ thức ăn, dinh dưỡng cho từng loại chim bố mẹ và chim thịt. Anh Thành chia sẻ: Chim bồ câu Pháp phát triển nhanh, diện tích chuồng nuôi không rộng, không kén thức ăn, ít bị dịch bệnh. Một năm một cặp chim bố mẹ đẻ từ 8 - 10 lứa. Nếu nuôi chim bán giống thì tách chim non khỏi chim mẹ khi chúng được 30 ngày tuổi; nuôi chim bán thịt thì tách khi được 20 - 22 ngày tuổi; trọng lượng chim thương phẩm trung bình từ 0,4 - 0,6 kg/con, giá bán từ 120 - 150 nghìn đồng/cặp. Ngoài ra, phân chim bồ câu được thu gom rồi rắc vôi bột, ủ với chế phẩm sinh học khoảng 6 tháng sử dụng bón cho cây ăn quả, cây hoa màu.

 Năm 2018, anh Thành xuất bán ra thị trường hơn 1.500 cặp chim bồ câu thương phẩm và chim bồ câu giống, chủ yếu là các huyện: Mai Sơn, Yên Châu, Thành phố, Mường La... thu lãi trên 100 triệu đồng. Anh còn giúp nhiều hộ ở các huyện trong tỉnh thiết kế, xây dựng chuồng trại, cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim bồ câu thương phẩm. Gia đình chị Trần Thị Ngà, thị trấn Hát Lót (Mai Sơn) được anh Thành cung cấp giống, giúp đỡ kỹ thuật nuôi chim bồ câu thương phẩm, chia sẻ: Năm 2016, gia đình tôi mua 100 cặp chim bồ câu giống của anh Thành. Do ở xa nên trong quá trình nuôi tôi thường trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi chim bồ câu với anh Thành qua điện thoại hoặc mạng internet. Đến nay, gia đình tôi có khoảng 400 đôi chim bố mẹ, năm 2018 bán trên 2.800 cặp, thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Nuôi chim bồ câu thương phẩm giúp gia đình tôi tăng thêm thu nhập, có cuộc sống khá giả hơn.

Từ thành công của mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm, anh Thành dự định trong thời gian tới sẽ thành lập Trại chim bồ câu Thanh Lâm, quy mô khoảng 500 - 700 cặp chim bồ câu bố mẹ, thực hiện việc chăn nuôi, chế biến chim bồ câu thịt theo tiêu chuẩn VietGAP để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giữ vững an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

    Giữ vững an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

    An ninh trật tự -
    Với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an tỉnh phát huy vai trò đơn vị nòng cốt tham mưu Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh thực hiện hiệu quả việc quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh; tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh.
  • 'Nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên

    Nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên

    An ninh trật tự -
    Những phiên tòa giả định, với tính trực quan sinh động, phản ánh các hành vi phạm tội cụ thể, đã giúp đoàn viên, thanh niên nhận diện rõ ranh giới giữa đúng và sai và cảm nhận được tính nghiêm minh của pháp luật. Đây là một trong những hình thức tuyên truyền pháp luật sáng tạo, hiệu quả, đang được các cơ sở Đoàn trong tỉnh phối hợp triển khai, nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên.
  • 'Thực hiện tốt công tác hậu cần, kỹ thuật cho nhiệm vụ quân sự

    Thực hiện tốt công tác hậu cần, kỹ thuật cho nhiệm vụ quân sự

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Xác định công tác hậu cần, kỹ thuật, giữ vai trò then chốt trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, Bộ CHQS tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, kịp thời phục vụ các nhiệm vụ thường xuyên, huấn luyện, diễn tập và các nhiệm vụ đột xuất, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương.
  • 'Nghiên cứu, ứng dụng KHKT trong khám chữa bệnh

    Nghiên cứu, ứng dụng KHKT trong khám chữa bệnh

    Sức khỏe -
    Nghiên cứu khoa học là một trong những động lực quan trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu đã xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao, giúp bệnh nhân được hưởng thành tựu y học tiên tiến, giảm chi phí điều trị.
  • 'Điều chỉnh mức sinh nâng cao chất lượng dân số

    Điều chỉnh mức sinh nâng cao chất lượng dân số

    Xã hội -
    Theo công bố của Bộ Y tế về danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng mức sinh áp dụng cho giai đoạn 2020-2025, Sơn La là một trong 33 tỉnh, thành phố nằm trong vùng mức sinh cao. Các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp điều chỉnh mức sinh thay thế phù hợp, nâng cao chất lượng dân số.
  • 'Thầy thuốc ưu tú hết lòng vì người bệnh

    Thầy thuốc ưu tú hết lòng vì người bệnh

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 30 năm gắn bó với nghề y, thầy thuốc ưu tú, tiến sĩ, bác sĩ Trần Hồng Vinh, Giám đốc Trung tâm chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La luôn tận tâm với người bệnh và là người tích cực nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng điều trị, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
  • 'Thắp sáng vùng biên

    Thắp sáng vùng biên

    Nông thôn mới -
    Những ngày này, nhân dân các bản dọc quốc lộ 4G của 2 xã biên giới Chiềng Khương, Mường Sai, huyện Sông Mã vui mừng khi hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời vừa khánh thành, đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới.
  • 'Mường La đưa cây ăn quả lên vùng đất dốc

    Mường La đưa cây ăn quả lên vùng đất dốc

    Kinh tế -
    Trong 10 năm qua, chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc đã tạo nên cuộc “cách mạng xanh” ở Mường La, người nông dân đã chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.