Tạo sự đồng thuận trong xây dựng nông thôn mới ở Mường La

Bằng việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đã tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mường La. Cùng với việc tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhân dân đã đóng góp công, sức để thực hiện xây dựng các công trình phúc lợi xã hội và tham gia việc quản lý, sử dụng hiệu quả các công trình đã được đầu tư.

 

Nhân dân bản Ta Mo, xã Mường Bú (Mường La) bê tông đường nội bản.

 

3 năm qua, các ban, ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tổ chức tuyên truyền đến các hội viên và toàn thể nhân dân bằng nhiều hình thức, như: tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép vào các cuộc thi tìm hiểu chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, Hội Nông dân huyện đã mở 4 hội nghị tuyên truyền các văn bản xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 cho 280 cán bộ, hội viên nông dân các xã và tuyên truyền thực hiện tiêu chí số 17 về vệ sinh an toàn thực phẩm cho 400 hội viên xã Mường Bú; Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu Chiến binh, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên huyện đã tổ chức 318 hội nghị và cuộc tuyên truyền về các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, các chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng, Nhà nước, các kế hoạch của tỉnh, huyện cho gần 30.000 lượt người. Đồng thời, tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, hội viên các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội các cấp; tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ, áp dụng vào sản xuất và phát động các phong trào thi đua: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, làm đường giao thông nông thôn với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”, thi đua sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế...

Nổi bật trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện Mường La đã có thêm nhiều tuyến đường giao thông nông thôn được bê tông hóa nối liền các tuyến đường liên bản đến đường ngõ, xóm, nội bản, tạo diện mạo nông thôn mới, liên kết vùng, đẩy mạnh hoạt động giao thương hàng hóa giữa các xã với nhau. Trong giai đoạn 2015-2017, thực hiện làm đường giao thông nông thôn theo Nghị quyết 115 của HĐND tỉnh, trên địa bàn huyện Mường La đã bê tông được 313 tuyến giao thông đến bản, tiểu khu và 421 tuyến đường nội bản, tiểu khu, tổng chiều dài trên 162 km, với tổng kinh phí xây dựng hơn 225 tỷ đồng, trong đó huy động nhân dân đóng góp bằng ngày công lao động trên 165 tỷ đồng; vận động 81 hộ dân tự nguyện hiến 19.406 m2 đất làm đường. 10 năm trở lại đây, toàn huyện đã xây dựng mới 113 nhà văn hóa bản, tiểu khu với tổng kinh phí trên 56,5 tỷ đồng, từ các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, di dân tái định cư thủy điện Sơn La, Chương trình 135, 30a... trong đó, vận động nhân dân đóng góp trên 24,5 tỷ đồng. Đến nay, toàn huyện đã có 4 xã đã đạt tiêu chí về giao thông; 10/16 xã có đường ô tô đến trung tâm được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 129/279 bản có đường giao thông được cứng hóa; 100% các xã có nhà văn hóa, 180/272 bản, tiểu khu có nhà văn hóa.

Xã Pi Toong là một trong 4 xã đạt tiêu chí về giao thông nông thôn. Hiện, toàn xã đã bê tông được 63 tuyến, tổng chiều dài 21,7 km, tỷ lệ đường liên bản, nội bản được bê tông hóa trên 87%. Kết quả trên là nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đã tạo sự đồng thuận, thống nhất thực hiện, trong đó, cán bộ, đảng viên là những người tích cực, gương mẫu đi đầu trong việc đóng góp theo quy định, nhất là tiên phong sẵn sàng hiến đất để bà con noi theo. Ông Cà Văn Sơn, bản Chọc, chia sẻ: Cùng với thực hiện công tác tuyên truyền, các đảng viên trong bản đã gương mẫu đi đầu trong thực hiện đóng góp kinh phí, ngày công lao động, sẵn sàng tham gia hiến đất, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng. Để mở rộng tuyến đường nội bản, nhà tôi đã hiến gần 100 m2 đất. Bây giờ, đường giao thông đi lại thuận lợi, ô tô đến tận các hộ thu mua nông sản, nhờ đó diện mạo nông thôn mới ở bản đã có nhiều thay đổi.

Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể còn tổ chức tốt các hoạt động tình nguyện, huy động hội viên tham gia “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh” vệ sinh môi trường, giúp đào hố rác, thu gom, xử lý rác thải, góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện tiêu chí môi trường. Các tổ chức hội còn xây dựng các tuyến đường tự quản, trong đó, riêng Hội Phụ nữ và Huyện Đoàn đã xây dựng được 120 tuyến đường tự quản, hàng tháng duy trì vệ sinh môi trường, giữ vững an ninh trật tự và chủ động sửa chữa khi bị hư hỏng.

Hiệu quả từ công tác tuyên truyền không chỉ tác động tích cực đến tư duy, nhận thức của nhân dân mà còn tạo sự đồng thuận, huy động toàn dân tham gia phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới để sớm hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới. Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tổng kết, rút kinh nghiệm để chỉ đạo nhân rộng; kịp thời biểu dương, khen thưởng những gia đình, khu dân cư văn hóa tiêu biểu, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng

    Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng

    Kinh tế -
    Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Sơn La đã thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, phát triển các nguồn năng lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng trên địa bàn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
  • 'Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

    Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

    Khoa Giáo -
    Giáo dục kỹ năng sống, giúp học sinh trang bị kiến thức về cuộc sống, rèn luyện cách ứng xử, biết yêu thương, chia sẻ và thích nghi với những tình huống bất ngờ. Đó là cách làm của Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, giúp học sinh hình thành nhân cách và lối sống tích cực.
  • '“Ánh sáng” từ những lớp học xóa mù chữ

    “Ánh sáng” từ những lớp học xóa mù chữ

    Khoa Giáo -
    Việc phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được các cấp, ngành, địa phương quan tâm thực hiện, giúp nhân dân được tiếp cận thông tin, cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • 'Chiềng San chuyển hóa địa bàn không có ma túy

    Chiềng San chuyển hóa địa bàn không có ma túy

    An ninh trật tự -
    Quyết tâm đẩy lùi ma túy, xã Chiềng San, huyện Mường La, đã triển khai các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế để chuyển hóa, xây dựng các cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn “không có ma túy”, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi hiểm họa ma túy trong cộng đồng.
  • 'Giữ vững an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

    Giữ vững an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

    An ninh trật tự -
    Với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an tỉnh phát huy vai trò đơn vị nòng cốt tham mưu Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh thực hiện hiệu quả việc quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh; tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh.