Nước sạch về bản

Tết Canh Tý 2020, hơn 800 hộ dân của các bản Hua Bó, Mường Bú, Púng Diến, bản Giàn, tiểu khu 1 và bản Cứp của xã Mường Bú (Mường La) không còn thiếu nước sinh hoạt khi công trình cấp nước sinh hoạt liên bản xã Mường Bú được đưa vào sử dụng. Hai bên đường của các bản giờ không còn cảnh những đường ống dẫn nước nhằng nhịt do người dân tự mắc nối từ các mó về dùng.

Nhân viên Trạm cấp nước bản Mường Bú kiểm tra các thiết bị.

Ông Quàng Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND xã, cho biết: Năm 1999, các bản đã được đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, nhưng do sử dụng lâu năm, cùng với việc không có cơ chế vận hành, quản lý, bảo dưỡng, tu sửa, nên các công trình đã xuống cấp. Những đường ống nước chính dẫn về bản, các hộ dân tự ý mắc nối dẫn nước vào ruộng hoặc ao cá, dẫn đến tính trạng thiếu nước sinh hoạt, nhất là vào mùa khô, còn mùa mưa thì nước thì đục không đảm bảo vệ sinh, đất, cát, lá cây làm tắc đường ống.

 

Trước thực trạng trên, tháng 4/2018, Trung tâm sước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh đã triển khai xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt liên bản cho xã Mường Bú, tổng vốn đầu tư trên 6 tỷ đồng thuộc Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”, nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới để cải tạo, xây mới công trình thu nước, trạm xử lý vận hành, đường ống và các công trình phụ trợ. Công trình gồm 4 hệ cấp nước tại bản Hua Bó, bản Cứp, Mường Bú - Púng Diến; tiểu khu 1 - bản Giàn. Công trình có tổng công suất 440 m³/ngày đêm, đảm bảo cấp nước sinh hoạt đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho 804 hộ dân của 6 bản, tiểu khu.

 

Bản Giàn có 209 hộ, 965 nhân khẩu, trước đây, người dân phải dùng nước từ các khe, mó nước. Mùa khô thì cả bản không đủ nước dùng, mùa mưa thì nước rất đục, không hợp vệ sinh. Trưởng bản Quàng Văn Đức chia sẻ: Giờ đây, chúng tôi có nước sạch dẫn về từng nhà, không phải lo thiếu nước sinh hoạt nữa, mà có nhiều thời gian để tập trung phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Còn chị Lò Thị Diên phấn khởi nói: Gia đình tôi ở xa nguồn nước, nên thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Giờ có nước dẫn về tận nhà, gia đình tôi rất vui vì nguồn nước vừa sạch, vừa tiện lợi, giờ có đi làm ruộng, làm nương về muộn về cũng không còn phải lo đến nước sinh hoạt nữa.

 

Việc công trình được đưa vào sử dụng đã góp phần nâng tổng số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh của Mường Bú lên hơn 90%. Để phát huy hiệu quả lâu dài công trình, xã đã chỉ đạo các bản tuyên truyền, vận động người dân tham gia quản lý, sử dụng, vận hành, đảm bảo lâu dài; thực hiện tốt việc khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng đầu nguồn để đảm bảo nguồn nước lâu dài.

 

Trao đổi với ông Nguyễn Tường Thuật, Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, được biết, để khai thác và sử dụng công trình hiệu quả và bền vững, Trung tâm đã hợp đồng và giao cho Công ty TNHH Thái Sơn có trách nhiệm quản lý công trình, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật từ quy trình vận hành đến việc kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo định kỳ, vận hành đúng công suất; thường xuyên kiểm tra đường ống nước, đồng hồ của từng gia đình để tránh thất thoát; tuyên truyền người dân bảo vệ công trình, kịp thời khắc phục các sự cố, không làm gián đoạn việc cung cấp nước sạch cho bà con.

 

Việc đưa vào sử dụng công trình cấp nước liên bản xã Mường Bú không chỉ giải quyết các vấn đề về nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe của người dân, mà còn giúp địa phương đảm bảo về tiêu chí nước sạch của xã nông thôn mới.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Thời gian qua, huyện Quỳnh Nhai chủ động xây dựng giải pháp chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
  • '“Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    “Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Hiện nay, huyện Bắc Yên có 21 báo cáo viên cấp huyện, 324 tuyên truyền viên cấp cơ sở. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng tại cơ sở, hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
  • 'Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Nông thôn mới -
    Xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại không chỉ là khẩu hiệu, mà trở thành hành động, được hội viên phụ nữ xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tích cực hưởng ứng, với những mô hình, cách làm hay, thiết thực, hiệu quả.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Đẩy nhanh tiến độ tuyến đường liên xã Chiềng Khừa - Lóng Sập; Sửa chữa đoạn tuyến từ Km71+300 đến Km80+00, quốc lộ 279D; Hỗ trợ sản xuất cho nhân dân thuộc vùng di dân TĐC thủy điện Sơn La nĐảm bảo đủ thuốc và vật tư y tế để khám, điều trị bệnh
  • 'Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Quốc phòng -
    Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, giai đoạn 2015 - 2025, tỉnh Sơn La triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
  • 'Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới -
    Đến bản Phiêng Hỳ, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, cảm nhận được sức sống từ diện mạo bản nông thôn mới, với kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
  • 'Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Xã hội -
    Đồng hành, hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, Hội Nông dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, chú trọng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập.
  • 'Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Năm 2024, huyện Thuận Châu có 46.630 ha/67.690 ha rừng, thuộc 3.172 chủ rừng được chi trả trên 16,7 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng. Ngay sau khi hoàn thành giải ngân, Chi nhánh Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai phối hợp với Hạt Kiểm lâm tham mưu cho huyện rà soát, xác định diện tích rừng đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2025.