Mùa vàng sơn tra trên bản Nậm Nghiệp

Tháng 10 và tháng 11 là thời điểm quả sơn tra trên bản vùng cao Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến (Mường La) chín rộ.

 

Người dân bản Nậm Nghiệp thu hoạch sơn tra.

 

Từ trung tâm xã đi khoảng 13 km, chạy xe chừng gần 2 giờ đồng hồ, chúng tôi đến bản Nậm Nghiệp, cảm nhận đầu tiên không khí vui tươi, nhộn nhịp của người dân bản địa trong dịp thu hoạch sơn tra. Sắc vàng của sơn tra hoà vào màu vàng của nắng cuối thu với mùi hương sơn tra nồng nàn, khiến chúng tôi quên đi những đoạn đường ghập ghềnh đá sỏi, những đoạn đường đất trơn như đổ mỡ khi đến nơi đây.

Bản Nậm Nghiệp có 63 hộ với 401 nhân khẩu, 100% là đồng bảo dân tộc Mông. Là bản xa nhất và có diện tích cây sơn tra lớn nhất xã, những năm gần đây, cây sơn tra trở thành nguồn thu nhập chính và cũng là cây trồng xóa đói, giảm nghèo của bà con nơi đây. Điều đặc biệt để quả sơn tra có giá trị kinh tế cao, bà con nơi đây bảo nhau không thu hoạch sớm, mà chờ khi trái sơn tra chín thơm thì mới bắt đầu thu hái. Ông Kháng A Của, Trưởng bản Nậm Nghiệp thông tin: Bản trồng ngô, lúa và có tới 500 ha sơn tra tự nhiên và trồng mới. Trung bình mỗi hộ có 6 ha sơn tra. Hằng năm, vận động bà con trồng mới sơn tra trên khu vực đất đồi trống. Bản trồng sơn tra nhiều vì cây phù hợp với điều kiện tự nhiên, phát triển tốt, không những có rừng xanh mà còn được thu hoạch quả, tăng thu nhập.

Tìm hiểu được biết: Trước đây, cây sơn tra mọc tự nhiên, người dân hái quả về để ngâm rượu, làm thuốc, cho trâu bò ăn. Thấy sơn tra rụng nhiều, trong bản không sử dụng hết nên người dân vận chuyển bằng ngựa hoặc sức người gánh xuống bán ở Ngã Ba Kim, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) hoặc xuống chợ huyện Mường La. Người dân đi từ 2 giờ sáng để kịp phiên chợ, rồi đi bộ về nhà lúc khoảng 21 giờ nhưng chỉ bán với giá khoảng 15.000 đồng/10 kg, đủ tiền mua mắm, muối... Khoảng 7-8 năm trở lại đây, sơn tra của bản có người đến tận nơi để mua, được giá hơn so với trước đây. Bà Nguyễn Thị Thành, thương lái từ thị trấn, huyện đến thu mua sơn tra, cho biết: Tôi làm nghề buôn bán sơn tra từ năm 1993. Mấy năm gần đây, đến thu mua của bà con mang xuống huyện cho các thương lái khác chở về xuôi. Từ đầu vụ đến giờ, tôi mua được 60 - 70 tấn. Ngày mưa, xe ô tô của gia đình tôi không lên được do đường trơn, lầy lội, nhưng bù lại ngày nắng xe chạy 2 chuyến/ngày.

Theo chân anh Kháng A Sử đi thăm rừng sơn tra hàng chục tuổi của gia đình. Men theo con đường đất ngoằn nghèo lên đồi, qua vài khe suối nhỏ, mùi hương từ sơn tra chín thơm lựng. Từ xa chúng tôi đã nghe thấy tiếng nói, tiếng cười của bà con đang thu hái sơn tra, người vịn những cành sai trĩu quả, nhanh tay bỏ vào túi treo ở cành gần đó; người đang đổ vào bao, buộc chặt đợi người chở về. Nếm thử trái sơn tra chín vàng, vỏ lốm đốm, hơi ửng hồng, tôi cảm nhận được vị ngọt, thơm, hơi chát. Anh Sử bảo: Sơn tra thường ra hoa từ tháng 3, đến tháng 10, tháng 11 cho thu hoạch. Gia đình tôi có 3 ha sơn tra đã và đang cho thu hoạch, những vườn sơn tra trồng mới phải 5 năm mới cho ra trái. Những cây càng lâu năm thì cho trái càng ngon. Cây sơn tra thường ưa ẩm, không mất nhiều công chăm sóc. Thường cho từ 50 kg - 2 tạ quả/cây. Đặc biệt là nếu năm nay, những cây không sai quả thì năm sau sẽ sai quả. Với quả loại ngon, gia đình tôi bán với giá 22.000 đồng/kg, trung bình khoảng 15.000 - 18.000 đồng/kg. Mỗi năm, gia đình thu được 60 - 80 triệu đồng từ bán sơn tra. So với trước đây, sơn tra có người đến mua tận nhà, giá cao hơn nhiều. Từ khi bán được sơn tra, con cháu trong gia đình có quần áo đẹp mặc, mua được xe máy, đồ dùng sinh hoạt, cuộc sống bớt khó khăn.

Kết thúc 1 ngày cùng bà con bản Nậm Nghiệp thu hoạch sơn tra, chúng tôi trở lại khu trung tâm của bản, người gùi, người chất lên xe ô tô từng bao sơn tra vận chuyển xuống huyện. Những tia nắng cuối ngày vẫn rắc vàng những cánh rừng sơn tra như nhuộm sắc vàng của no ấm cho mảnh đất vùng cao này. Cuộc sống của bà con đang khởi sắc.

Thu Thảo (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hiện đại hóa chợ truyền thống

    Hiện đại hóa chợ truyền thống

    Chuyển đổi số -
    Trong bối cảnh đô thị hóa và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, thành phố Sơn La triển khai nhiều giải pháp hiện đại hóa hệ thống chợ truyền thống, phù hợp với định hướng phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đảm bảo an toàn, văn minh trong hoạt động thương mại.
  • 'Chắp cánh ước mơ cho học sinh các dân tộc thiểu số

    Chắp cánh ước mơ cho học sinh các dân tộc thiểu số

    Khoa Giáo -
    Hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện, Trường Dân tộc nội trú THCS - THPT huyện Mai Sơn đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng trường học thân thiện, chắp cánh ước mơ cho học sinh đồng bào các dân tộc thiểu số.
  • 'Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt

    Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt

    Khoa Giáo -
    Năm học 2024-2025, tiếp tục thực hiện mục tiêu “Lấy học sinh làm trung tâm”, Trường THCS Chu Văn An, thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu, đã tập trung đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt.
  • 'Mùa gieo hạt ngô giống

    Mùa gieo hạt ngô giống

    Nông nghiệp -
    Khi những cơn mưa đầu mùa hạ bắt đầu nặng hạt, cũng là lúc bà con nông dân các bản Nong Sơn, Tà Đứng, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn và Nà Chạy, xã Mường Chùm, huyện Mường La, tất bật vào mùa gieo ngô giống.
  • 'Đồng bộ, quyết liệt và khẩn trương

    Đồng bộ, quyết liệt và khẩn trương

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Chủ trương của Đảng, thể hiện trong Kết luận số 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đó là giảm 50% số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và giảm 60-70% đơn vị cấp cơ sở so với hiện nay; nhiều cơ quan ban ngành, tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh cũng giải thể, sáp nhập theo hướng tinh gọn… Công cuộc sắp xếp bộ máy hành chính của Đảng và Nhà nước lần này, tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống xã hội.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Triển khai dự án tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La nThu hồi và giao đất của Trung tâm Giống thủy sản cấp I; Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng quy mô đối với Trường THPT, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên trên địa bàn huyện Bắc Yên; Đề nghị thành lập Bệnh viện Thành phố
  • 'Nâng cao đời sống nhân dân vùng tái định cư thủy điện Hòa Bình

    Nâng cao đời sống nhân dân vùng tái định cư thủy điện Hòa Bình

    Xã hội -
    Cách đây gần 40 năm, trên 4.000 hộ dân thuộc 9 xã của huyện Phù Yên thực hiện di chuyển dân tái định cư thủy điện Hòa Bình. Ổn định và nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân, luôn được Đảng, Nhà nước, cấp ủy chính quyền các cấp quan tâm, để bà con có cuộc sống ổn định, ấm no hơn.