Mô hình liên gia tự quản ở bản Co Lìu

Tổ liên gia tự quản bản Co Lìu, thị trấn Ít Ong (Mường La) thành lập đầu năm 2008, dựa trên nguyên tắc tự quản, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

 

Một buổi sinh hoạt của tổ liên gia tự quản bản Co Lìu, thị trấn Ít Ong (Mường La).

 

Sau gần 10 năm hoạt động, mô hình đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH  ở địa phương.

Đến bản Co Lìu vào đúng ngày bản tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân. Tại sân nhà văn hóa bản, ai cũng phấn khởi cùng chung vui những tiết mục văn nghệ quần chúng. Trưởng bản Lường Văn Phong vừa đưa tôi đi thăm bẳn vừa giới thiệu: Trước thời điểm năm 2008, bản Co Lìu có hơn 50 hộ dân sinh sống. Người dân trong bản thường xuyên bị mất trộm, do vậy việc thành lập tổ tự quản đã giúp cho bản rất nhiều, nhất là trong việc quản lý trật tự, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, xây dựng bản văn hóa.

Qua tìm hiểu được biết: Ngay khi chủ trương thành lập tổ tự quản được đưa ra, đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các hộ dân. Bản hiện có 71 hộ, 315 nhân khẩu, được chia thành 5 tổ, hoạt động dựa trên nguyên tắc nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, đề cao tính dân chủ, tự quản, tự giác, tự nguyện của các hộ dân. Để điều hành tổ, bản đã tổ chức họp dân bầu 5 nhóm trưởng và tiến hành ký giao ước giữa các nhóm hộ, tạo thuận lợi cho công tác tự quản theo đúng hương ước, quy ước của bản đề ra. Trong đó, đưa ra các nguyên tắc tự quản như: Giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; khuyến học, khuyến tài; giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh trật tự... Định kỳ 6 tháng một lần, thành viên các nhóm sẽ họp lại kiểm điểm các hoạt động đã làm và tìm ra phương hướng hoạt động hiệu quả nhất. Tại các cuộc họp, công an viên sẽ thông báo cho nhân dân các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, qua đó, người dân nâng cao ý thức cảnh giác, có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Ông Lường Văn Inh, có thâm niên 16 năm làm công an viên của bản, cho biết: Từ khi thành lập tổ liên gia tự quản, người dân nhiệt tình hưởng ứng các phong trào như: Giáo dục con em không vi phạm pháp luật; giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; thực hiện nếp sống văn hóa; nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh, tố giác tội phạm, đảm bảo ANTT của bản. Khi xảy ra vấn đề nào đó, đại diện tổ đến tận nhà, nắm bắt giải quyết những mâu thuẫn ngay trong gia đình. Vì vậy, trong những năm qua, các thành viên trong tổ đều thực hiện tốt hương ước của bản và nội quy của tổ, không xảy ra các tệ nạn xã hội như trộm cắp, gây mất an ninh trật tự...

Được biết, gần 10 năm qua, các tổ liên gia tự quản luôn duy trì tốt hoạt động thăm hỏi các gia đình khi có việc hiếu, ốm đau, tuần tra an ninh ban đêm. Các tổ tự đóng góp quỹ để giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc khi xảy ra sự cố, thăm hỏi khi ốm đau hoặc ma chay. Tuy số tiền không nhiều nhưng cũng phần nào thể hiện tấm lòng, sự quan tâm của các hộ với nhau. Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, bản Co Lìu còn động viên nhau tập trung phát triển kinh tế. Do diện tích đất canh tác ít, cả bản chỉ có 9 ha ngô, 4 ha lúa nước 2 vụ, khoanh nuôi bảo vệ hơn 100 ha rừng nên nhà nào cũng tận dụng diện tích đất vườn để trồng rau, ngoài đảm bảo nguồn thực phẩm cho gia đình còn mang ra chợ thị trấn bán, cải thiện thu nhập. Bên cạnh đó, nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao như hộ chị Lò Thị Huân, chị Lường Thị Tâm, nuôi tới 40-50 con lợn...

Qua đánh giá, bình xét, nhiều năm liền bản Co Lìu không có tệ nạn xã hội, mất an ninh trật tự xảy ra, bản được công nhận đạt các danh hiệu như bản không có ma túy, bản văn hóa... Theo đánh giá của cấp ủy, chính quyền thị trấn Ít Ong: Mô hình tổ liên gia tự quản đã và đang được thực hiện ở tất các bản, tiểu khu của thị trấn. Qua đó, đã giúp cho chính quyền thị trấn thuận lợi trong việc đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, là tiền đề phát triển KT-XH ở địa phương.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hiện đại hóa chợ truyền thống

    Hiện đại hóa chợ truyền thống

    Chuyển đổi số -
    Trong bối cảnh đô thị hóa và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, thành phố Sơn La triển khai nhiều giải pháp hiện đại hóa hệ thống chợ truyền thống, phù hợp với định hướng phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đảm bảo an toàn, văn minh trong hoạt động thương mại.
  • 'Chắp cánh ước mơ cho học sinh các dân tộc thiểu số

    Chắp cánh ước mơ cho học sinh các dân tộc thiểu số

    Khoa Giáo -
    Hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện, Trường Dân tộc nội trú THCS - THPT huyện Mai Sơn đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng trường học thân thiện, chắp cánh ước mơ cho học sinh đồng bào các dân tộc thiểu số.
  • 'Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt

    Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt

    Khoa Giáo -
    Năm học 2024-2025, tiếp tục thực hiện mục tiêu “Lấy học sinh làm trung tâm”, Trường THCS Chu Văn An, thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu, đã tập trung đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt.
  • 'Mùa gieo hạt ngô giống

    Mùa gieo hạt ngô giống

    Nông nghiệp -
    Khi những cơn mưa đầu mùa hạ bắt đầu nặng hạt, cũng là lúc bà con nông dân các bản Nong Sơn, Tà Đứng, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn và Nà Chạy, xã Mường Chùm, huyện Mường La, tất bật vào mùa gieo ngô giống.
  • 'Đồng bộ, quyết liệt và khẩn trương

    Đồng bộ, quyết liệt và khẩn trương

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Chủ trương của Đảng, thể hiện trong Kết luận số 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đó là giảm 50% số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và giảm 60-70% đơn vị cấp cơ sở so với hiện nay; nhiều cơ quan ban ngành, tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh cũng giải thể, sáp nhập theo hướng tinh gọn… Công cuộc sắp xếp bộ máy hành chính của Đảng và Nhà nước lần này, tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống xã hội.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Triển khai dự án tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La nThu hồi và giao đất của Trung tâm Giống thủy sản cấp I; Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng quy mô đối với Trường THPT, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên trên địa bàn huyện Bắc Yên; Đề nghị thành lập Bệnh viện Thành phố
  • 'Nâng cao đời sống nhân dân vùng tái định cư thủy điện Hòa Bình

    Nâng cao đời sống nhân dân vùng tái định cư thủy điện Hòa Bình

    Xã hội -
    Cách đây gần 40 năm, trên 4.000 hộ dân thuộc 9 xã của huyện Phù Yên thực hiện di chuyển dân tái định cư thủy điện Hòa Bình. Ổn định và nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân, luôn được Đảng, Nhà nước, cấp ủy chính quyền các cấp quan tâm, để bà con có cuộc sống ổn định, ấm no hơn.