Khoanh, giãn nợ cho người dân vùng lũ

Trận lũ lịch sử đầu tháng 8 xảy ra trên địa bàn huyện Mường La đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản, trong đó có ảnh hưởng nhiều đến vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Cán bộ tín dụng NHCSXH phối hợp với trưởng bản, tổ tiết kiệm

và vay vốn thống kê, thiệt hại của người dân bản Chiềng Tè, thị trấn Ít Ong.

Rất nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Cùng với việc giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) triển khai kịp thời nhiều giải pháp giúp bà con vùng lũ vượt qua khó khăn trước mắt, từng bước ổn định cuộc sống.

Được biết, liên tục nhiều ngày qua, từ giám đốc phòng giao dịch đến cán bộ tín dụng huyện đã bám sát cơ sở, phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo xã, trưởng bản, tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện công tác rà soát, thống kê thiệt hại từ vốn vay các chương trình tín dụng ưu đãi, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng và hướng dẫn bà con lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro theo quy định; trường hợp như hộ anh Quàng Văn Hiệu, bản Hua Nặm, vay 30 triệu đồng từ 3 chương trình (hộ nghèo, chương trình mua nông cụ và chương trình đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn). Anh đầu tư mua máy móc và mua 3 con trâu sinh sản. Thế nhưng, khi lũ bất ngờ đổ về trong đêm, gia đình anh không kịp di dời tài sản, nhà cửa thiệt hại và đàn trâu cũng chết hết. Còn gia đình anh Lường Văn Thảo, bản Chiềng Tè, thị trấn Ít Ong thuộc diện hộ nghèo của địa phương, được NHCSXH cho vay 30 triệu đồng để nuôi bò. Những tưởng sẽ dần ổn định cuộc sống, cuối năm bò đẻ sẽ giúp gia đình có thêm vốn để mở rộng chăn nuôi thì cơn lũ đã cướp đi kế sinh nhai vốn dĩ ít ỏi của gia đình.

Không riêng gì gia đình anh Hiệu, anh Thảo, theo thống kê, toàn huyện có 122 hộ của 7 xã, thị trấn vay vốn NHCSXH bị thiệt hại nặng nề, mất nhà cửa, tài sản, ruộng nương. Nhiều hộ chưa kịp trả nợ, lãi các khoản vay từ chương trình tín dụng hộ nghèo, hộ cận nghèo để đầu tư phát triển sản xuất thì lại lâm vào cảnh không còn tài sản có giá trị. Mong muốn của họ lúc này là được gia hạn thời gian trả nợ và xem xét cho vay thêm vốn đầu tư tạo việc làm mới để vượt qua khó khăn.

Trước những thiệt hại do mưa lũ của người dân, đặc biệt là hộ dân vay vốn từ NHCSXH, ông Nguyễn Trung Tấn, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mường La, thông tin: Đơn vị đã chủ động phối hợp với chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể tại địa phương và đối tượng vay vốn nắm bắt kịp thời những thiệt hại do thiên tai gây ra, căn cứ vào mức độ thiệt hại của từng khoản vay, chúng tôi và các đơn vị có liên quan hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ và thực hiện đề nghị xử lý nợ rủi ro theo quy định. Phương án mà Ngân hàng CSXH đưa ra là sẽ khoanh nợ từ 3 năm hoặc 5 năm đối với những trường hợp vay vốn bị thiệt hại từ 40% đến 100% tài sản. Xóa nợ đối với trường hợp gia đình bị thiệt hại về người hoặc người già không nơi nương tựa. Xem xét đầu tư cho vay đối với những trường hợp khó khăn, cho vay chưa hết mức hoặc nằm trong trường hợp khoanh nợ. Ngoài ra, NHCSXH sẽ tiếp tục xem xét nhu cầu của bà con để cho vay bổ sung, cho vay mới, giúp bà con có nguồn vốn kịp thời duy trì sản xuất, ổn định đời sống. Đến nay, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Mường La đã rà soát các hộ bị thiệt hại, thực hiện xóa nợ cho 3 hộ với số tiền vay 90 triệu đồng khoanh nợ cho 12 hộ với 222 triệu đồng, đang làm hồ sơ tiếp tục cho vay đối với 17 hộ và rà soát, đề nghị cho 57 hộ được vay vốn vào đầu năm 2018.

Ông Lường Văn Địa, một trong những hộ dân bản Chiềng Tè, thị trấn Ít Ong, vay 38 triệu đồng để làm nhà và phát triển đàn trâu. Cơn lũ cuốn hết tài sản, gia đình ông vừa được cấp đất đến nơi ở mới, lại được hỗ trợ trồng 100 cây bưởi da xanh, hiện ông vừa được vay thêm 20 triệu đồng, dự tính mua 2 con bò để phát triển chăn nuôi. Ông Địa cho biết: Có vốn làm ăn là tốt rồi, dẫu sao gia đình mình vẫn còn may mắn hơn vì không thiệt hại về người, lại được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, cán bộ ngân hàng tận tình hướng dẫn thủ tục vay vốn. Hi vọng, với sự hỗ trợ của nhà nước, gia đình tôi sẽ ổn định cuộc sống, nhanh chóng trả hết nợ.

Để giúp bà con nhanh chóng ổn định cuộc sống, từ nay đến cuối năm, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mường La tiếp tục tạo điều kiện tối đa và đơn giản hóa thủ tục vay vốn; tổ chức các điểm giao dịch tại xã phục vụ người dân. Tăng cường kiểm tra, giám sát và cho vay đúng đối tượng, gắn kết đồng vốn chính sách với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, tạo đà cho bà con vùng lũ giảm nghèo nhanh và bền vững.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hiện đại hóa chợ truyền thống

    Hiện đại hóa chợ truyền thống

    Chuyển đổi số -
    Trong bối cảnh đô thị hóa và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, thành phố Sơn La triển khai nhiều giải pháp hiện đại hóa hệ thống chợ truyền thống, phù hợp với định hướng phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đảm bảo an toàn, văn minh trong hoạt động thương mại.
  • 'Chắp cánh ước mơ cho học sinh các dân tộc thiểu số

    Chắp cánh ước mơ cho học sinh các dân tộc thiểu số

    Khoa Giáo -
    Hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện, Trường Dân tộc nội trú THCS - THPT huyện Mai Sơn đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng trường học thân thiện, chắp cánh ước mơ cho học sinh đồng bào các dân tộc thiểu số.
  • 'Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt

    Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt

    Khoa Giáo -
    Năm học 2024-2025, tiếp tục thực hiện mục tiêu “Lấy học sinh làm trung tâm”, Trường THCS Chu Văn An, thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu, đã tập trung đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt.
  • 'Mùa gieo hạt ngô giống

    Mùa gieo hạt ngô giống

    Nông nghiệp -
    Khi những cơn mưa đầu mùa hạ bắt đầu nặng hạt, cũng là lúc bà con nông dân các bản Nong Sơn, Tà Đứng, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn và Nà Chạy, xã Mường Chùm, huyện Mường La, tất bật vào mùa gieo ngô giống.
  • 'Đồng bộ, quyết liệt và khẩn trương

    Đồng bộ, quyết liệt và khẩn trương

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Chủ trương của Đảng, thể hiện trong Kết luận số 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đó là giảm 50% số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và giảm 60-70% đơn vị cấp cơ sở so với hiện nay; nhiều cơ quan ban ngành, tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh cũng giải thể, sáp nhập theo hướng tinh gọn… Công cuộc sắp xếp bộ máy hành chính của Đảng và Nhà nước lần này, tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống xã hội.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Triển khai dự án tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La nThu hồi và giao đất của Trung tâm Giống thủy sản cấp I; Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng quy mô đối với Trường THPT, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên trên địa bàn huyện Bắc Yên; Đề nghị thành lập Bệnh viện Thành phố
  • 'Nâng cao đời sống nhân dân vùng tái định cư thủy điện Hòa Bình

    Nâng cao đời sống nhân dân vùng tái định cư thủy điện Hòa Bình

    Xã hội -
    Cách đây gần 40 năm, trên 4.000 hộ dân thuộc 9 xã của huyện Phù Yên thực hiện di chuyển dân tái định cư thủy điện Hòa Bình. Ổn định và nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân, luôn được Đảng, Nhà nước, cấp ủy chính quyền các cấp quan tâm, để bà con có cuộc sống ổn định, ấm no hơn.