Cách nuôi trâu, bò nhốt chuồng ở Ngọc Chiến

Sáng nào cũng vậy, công việc đầu tiên trong ngày của chị Lò Thị Thiết, bản Mường Chiến là lên nương, cắt những bó cỏ voi chở về nhà để làm thức ăn cho 3 con trâu của gia đình. Trước đây, gia đình chị thả trâu ở nương, khoảng 6-7 năm trở lại đây, mới chuyển sang trồng cỏ, nuôi nhốt. Chị Thiết cho biết: So với trước đây, cách nuôi nhốt trâu béo hơn, ít bị bệnh và sinh sản đều hơn. Ngoài ra, nguồn phân chuồng được tận dụng để tái sản xuất và gom lại bán cho các chủ trang trại trên địa bàn huyện.

Người dân xã Ngọc Chiến thu hoạch cỏ voi làm thức ăn cho gia súc.

Đến xã Ngọc Chiến (Mường La) hôm nay, cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt, những nương, ruộng trước đây bỏ hoang và những rẻo đất trống ven đường được bà con nơi đây tận dụng chuyển sang trồng cỏ voi xanh mướt. Không còn trâu, bò thả rông như trước, mà được nhốt trong chuồng.

Vừa cắt cỏ, chị Quàng Thị Đợi, bản Nà Tâu chia sẻ: Vài năm trở lại đây, được xã, bản tuyên truyền, vận động cùng với nhìn thấy hiệu quả nuôi bò nhốt từ các hộ trong bản, gia đình tôi mua trâu bò gầy ở những nơi khác về nuôi vỗ béo theo hình thức nhốt chuồng làm hàng hóa. Nhà tôi hiện nuôi 8 con trâu, bò, trồng gần 5.000 m2 cỏ để làm thức ăn cho đàn gia súc. Về mùa đông, giữ ấm chuồng trại và dự trữ thức ăn cho đàn trâu, bò bằng cách ủ chua theo tỷ lệ 1 tạ cỏ tươi thái nhỏ trộn 3 kg cám gạo, 3 kg bột ngô với 2 kg muối đem ủ trong bể chứa, với cách nuôi này và tiêm phòng, tẩy giun đầy đủ cho đàn trâu bò nên đảm bảo được vấn đề vệ sinh, phòng bệnh. Gia đình tôi vừa xuất bán 8 con trâu, bò cho thương lái, trừ chi phí thu khoảng 80 đến 100 triệu đồng/năm từ nuôi trâu, bò vỗ béo.

Ngọc Chiến hiện có trên 50.000 con gia súc, gia cầm các loại, trong đó đàn trâu hơn 1.800 con, đàn bò gần 1.600 con. Trước đây, bà con nuôi trâu lấy sức kéo và thường thả rông gia súc. Khoảng thời gian từ tháng 10 thu hoạch lúa xong bà con thường thả trâu, bò cho tự kiếm ăn tại các ruộng lúa đã gặt, thậm chí đến tháng 3, tháng 4 năm sau mới tìm dắt về nhà. Mùa đông vùng cao Ngọc Chiến thời tiết khắc nghiệt, do vậy, số lượng trâu, bò bị chết rét nhiều, như năm 2014, cả xã có trên 600 con trâu, bò bị chết rét, thiệt hại không nhỏ về kinh tế. Vài năm trở lại đây, phong trào nuôi trâu bò trên địa bàn xã phát triển mạnh. Nhà ít thì nuôi 2-3 con, nhà nhiều nuôi hàng chục con. Trong khi đó, diện tích chăn thả ngày càng bị thu hẹp; nguồn thức ăn tự nhiên hạn chế khiến cho năng suất, lợi nhuận kinh tế từ chăn nuôi trâu bò không cao...

Trước thực trạng trên, xã đã đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân xây dựng chuồng trại xa khu nhà ở, chuyển đổi những diện tích trồng lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ, chăn nuôi gia súc theo hướng nhốt chuồng. Phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn cho bà con nông dân về kỹ thuật dựng chuồng trại, chế độ dinh dưỡng với khẩu phần ăn hợp lý, công tác vệ sinh, tiêm phòng dịch bệnh, chống đói rét cho gia súc vào mùa đông... Đồng thời, vận động các bản, đưa việc cấm thả rông gia súc vào hương ước, quy ước của bản. Nếu thả rông gia súc phá hoại sản phẩm gì của các hộ dân ở địa phương, thì người chủ sẽ phải bồi thường sản phẩm đó. Đến nay, 100% các bản trên địa bàn xã đều thực hiện nuôi nhốt trâu, bò; có chuồng trại riêng biệt với khu nhà ở và các hộ dân trong bản đã trồng gần 300 ha cỏ làm thức ăn cho đàn gia súc.

Ông Lò Văn Pháng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến, thông tin: So với trước đây, chăn nuôi gia súc theo hướng nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm công lao động, hạn chế rủi ro, dễ dàng chăm sóc, kiểm soát được dịch bệnh. Ngoài ra, nguồn phân chuồng được sử dụng tái sản xuất nông nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường, góp phần thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Từ thực tế của việc nuôi gia súc nhốt chuồng, xã Ngọc Chiến sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân tập trung phát triển chăn nuôi trâu, bò chất lượng cao, mở rộng diện tích trồng cỏ, đưa các sản phẩm chăn nuôi trở thành hàng hóa lớn. Qua đó, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Sử dụng địa danh “Mộc Châu” cho sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch

    Sử dụng địa danh “Mộc Châu” cho sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch

    Bạn cần biết -
    Ngày 5/5/2025, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 1032/QĐ-UBND cho phép UBND thị xã Mộc Châu sử dụng địa danh “Mộc Châu” để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Mộc Châu” cho các sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch của thị xã Mộc Châu và xác nhận bản đồ khu vực địa lý tương ứng với nhãn hiệu chứng nhận “Mộc Châu” cho các sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch của thị xã Mộc Châu.
  • 'Chuẩn bị các điều kiện tổ chức giao ban công tác biên giới mở rộng

    Chuẩn bị các điều kiện tổ chức giao ban công tác biên giới mở rộng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/5, đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đã chủ trì họp, nghe báo cáo tình hình các nội dung chuẩn bị giao ban công tác biên giới mở rộng năm 2025 giữa tỉnh Sơn La với tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Luông Pha Bang, nước CHDCND Lào.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/5/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/5/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa phía nam rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp phía Tây có trục ở khoảng 23-26 độ Vĩ Bắc bị nén, đẩy dịch xuống phía Nam và đầy dần lên bởi áp cao lục địa ở phía Bắc kết hợp với vùng hội tụ gió trên mực 1500m Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, ngày có mưa vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng, vùng thấp có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.
  • 'Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng

    Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng

    Kinh tế -
    Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Sơn La đã thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, phát triển các nguồn năng lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng trên địa bàn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
  • 'Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

    Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

    Khoa Giáo -
    Giáo dục kỹ năng sống, giúp học sinh trang bị kiến thức về cuộc sống, rèn luyện cách ứng xử, biết yêu thương, chia sẻ và thích nghi với những tình huống bất ngờ. Đó là cách làm của Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, giúp học sinh hình thành nhân cách và lối sống tích cực.