Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Nơi thành lập chi bộ đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Sơn La

Di tích lịch sử Cây Me nằm ven đồi nhìn ra dòng suối Nậm Pàn, tại bản Hát Lót, Châu Mai Sơn xưa, nay là xóm 2, tiểu khu 6, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn. Đây là nơi thành lập chi bộ đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Sơn La năm 1946, là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

 

Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học và THCS Nà Ban, xã Hát Lót tham quan di tích lịch sử Cây Me.

 

Ngược dòng lịch sử, ngày 26/8/1945, nhân dân các dân tộc Sơn La đã giành được chính quyền cùng với nhân dân cả nước làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. Chính quyền được thành lập nhưng chưa có tổ chức đảng với đặc điểm các cơ sở cách mạng phát triển mạnh dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Nhà tù Sơn La. Khi đó số lượng đảng viên chỉ có hai đồng chí. Trung ương Đảng cử đồng chí Dương Văn Ty dẫn đoàn phái viên của Chính phủ lên giúp Sơn La củng cố và xây dựng chính quyền, bồi dưỡng cán bộ địa phương, xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Tháng 6/1946, Trung ương Đảng cử đồng chí Trần Quyết lên Sơn La thay đồng chí Dương Văn Ty và trực tiếp làm Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 7/1946, Tỉnh bộ Việt Minh tổ chức hội nghị cán bộ do đồng chí Trần Quyết chủ trì diễn ra tại bản Hát Lót, để nhận định và đánh giá phong trào cách mạng trong toàn tỉnh. Vừa làm nhiệm vụ chăm lo, đảm bảo đời sống cho nhân dân, vừa phải xây dựng lực lượng vũ trang.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương ngày 1/8/1946, công tác xây dựng Đảng tiến hành hết sức khẩn trương và thận trọng. Những cán bộ Việt Minh, đội viên đội tự vệ chiến đấu và những thanh niên trung thực, có nhiệt huyết cách mạng, có quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng đã được chọn làm đối tượng phát triển Đảng. Đầu tháng 10/1946, có 4 quần chúng ưu tú được kết nạp vào Đảng, đủ điều kiện để thành lập chi bộ độc lập, tách sinh hoạt với Trung đoàn 148.

Vào trung tuần tháng 10/1946, tại ngôi nhà sàn nhỏ bên cạnh cây me to, Hội nghị thành lập chi bộ Đảng được tổ chức bí mật dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Quyết. Chi bộ được thành lập gồm có 8 đảng viên: Trần Quyết, Bùi Thọ Chuyên, Đại Liên, Động Lực, Lò Văn Mười, Sơn Nhân, Nguyễn Văn Đức, Cầm Van (Ngọc Tình). Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ cấp bách trước mắt, phải trực tiếp lãnh đạo toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sự kiện thành lập chi bộ đầu tiên của Đảng bộ Sơn La là bước ngoặt căn bản của cách mạng Sơn La, nhân dân các dân tộc Sơn La từ nay có sự lãnh đạo, dìu dắt trực tiếp của tổ chức đảng, cùng nhân dân cả nước phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, sẵn sàng bước vào giai đoạn cách mạng mới đấu tranh giải phóng dân tộc, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Ngày nay, bản Hát Lót cũ đã được đổi tên mới, ngôi nhà sàn nhỏ cũng không còn thay vào đó là những khu phố mới, nhưng cây me cổ thụ vẫn trường tồn cùng năm tháng với sự ra đời và trưởng thành của Đảng bộ tỉnh Sơn La. Để ghi dấu sự kiện quan trọng của Đảng bộ tỉnh Sơn La, di tích Cây Me tại bản Hát Lót đã trở thành dấu tích quan trọng được UBND tỉnh Sơn La công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2005.

Ông Phạm Anh Minh, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Mai Sơn cho biết: Để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử Cây Me, ngay sau khi được công nhận, xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh, UBND huyện đã giao UBND thị trấn Hát Lót quản lý trực tiếp và chăm sóc, bảo vệ di tích; hướng dẫn thành lập Ban Quản lý di tích lịch sử, ban hành quy chế hoạt động; phối hợp với Bảo tàng tỉnh cắm biển chỉ dẫn và biển trích yếu nội dung cho di tích; rà soát đo đạc khoanh vùng khu vực bảo vệ. Đặc biệt là thực hiện việc Bảo tồn di tích lịch sử Cây Me, Ban Thường vụ huyện ủy Mai Sơn đã chỉ đạo UBND huyện lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 Di tích Cây Me - Nơi thành lập Chi bộ đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Sơn La, với quy mô 2,14 ha trình UBND tỉnh phê duyệt.

Để tuyên truyền, giáo dục lịch sử về truyền thống cách mạng, giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử địa phương, huyện Mai Sơn đã chỉ đạo lồng ghép các nội dung để tuyên truyền về Di tích Cây Me: Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Sơn La đến các tổ chức đoàn thể, các chi bộ, đảng bộ trực thuộc huyện ủy. Chỉ đạo Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đưa nội dung Di tích lịch sử Cây Me vào giảng dạy. Nhiều trường học đã có những buổi ngoại khóa, cuộc thi tìm hiểu về di tích lịch sử Cây Me...

Cô giáo Bùi Thị Hoàn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Nà Ban, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn cho biết: Hiện các giáo viên đã giới thiệu cho học sinh về di tích lịch sử Cây Me qua thuyết trình và chiếu hình ảnh. Chúng tôi mong muốn di tích sớm được khởi công xây dựng để các em học sinh và du khách đến trải nghiệm tham quan.

Với sự quan tâm của các cấp, ngành và huyện Mai Sơn, Di tích lịch sử Cây Me sẽ sớm được khởi công xây dựng để bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, là điểm đến tham quan lịch sử - văn hóa - du lịch gắn với việc phát triển đô thị ở địa phương.

Phong Lưu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/7/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/7/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 21-24 độ Vĩ Bắc, kết hợp với hội tụ gió lên đến 3.000m hoạt động yếu. Thời tiết: Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng, có nơi nắng nóng.
  • 'Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/7, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu 75 xã, phường trên địa bàn tỉnh.
  • 'Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Kinh tế -
    Ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị cấp xã đi vào hoạt động, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp, bảo đảm dòng vốn tín dụng chính sách tiếp tục vận hành thông suốt, ổn định, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn.
  • 'Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 27/6/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 1568/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
  • '“Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    “Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    Kinh tế -
    Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, không chỉ nâng cao giá trị hàng hóa mà còn là “lá chắn” bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trước nguy cơ xâm phạm sở hữu trí tuệ. Tại tỉnh Sơn La, các đề án hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước.
  • 'Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Gương sáng bản làng -
    Bằng uy tín và trách nhiệm, ông Tráng Vạ Đế, người có uy tín của bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập luôn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.
  • 'Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Xã hội -
    Ghi nhận những ngày đầu tiên vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở phường Mộc Sơn, không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nghiêm túc; đội ngũ cán bộ, công chức tích cực bắt nhịp công việc, được nhân dân đánh giá cao về tinh thần phục vụ chu đáo, tận tình.
  • 'Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Kinh tế -
    Hiện nay, toàn tỉnh có 170.845 hội viên nông dân, sinh hoạt tại 2.191 chi hội. Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân tỉnh (nay là Ban Công tác nông dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) tập trung hỗ trợ kỹ thuật, giống cây, vật nuôi, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi, là cầu nối tin cậy, giúp hội viên chuyển đổi sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững.