Thương mại điện tử, mang thị trường về cho nông dân

Mạng internet ngày càng phát triển, bao phủ khắp mọi miền, tạo điều kiện cho nhiều nông dân, hộ sản xuất, kinh doanh, HTX có thêm cơ hội giới thiệu và đưa sản phẩm nông, lâm, thủy sản đến với thị trường. Đặc biệt, sự xuất hiện của các gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử đã và đang giúp sản phẩm nông sản Sơn La đến với người tiêu dùng nhanh và hiệu quả.

Từ bán hàng online...

Khi thương mại điện tử (TMĐT) còn chưa được biết đến nhiều ở một tỉnh miền núi như Sơn La thì mạng xã hội là khởi điểm cho bước tiếp cận với bán hàng online qua internet. Gia đình chị Tặng Thị Bích, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, chuyên trồng rau liên kết với HTX. Từ năm 2019, chị Bích bắt đầu mua gom thêm rau của bà con nông dân trong xã mang đi tiêu thụ các nơi. Tìm kiếm nhiều mối bán hàng, mỗi lần thu hoạch rau, chị đều livestream trên facebook. Ban đầu chưa có nhiều tương tác, nhưng chị vẫn kiên trì giới thiệu về các loại rau an toàn, trái cây và quy trình trồng, chăm sóc của nông dân... Cách làm đó đã dần thu hút được nhiều người xem. Trang facebook cá nhân của chị hiện đã có tới 3,3 nghìn người theo dõi, mỗi video livestream thu hút vài trăm lượt xem, giúp chị tạo dựng được uy tín với cả người nông dân bán hàng và khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Chị Bích vui vẻ nói: Thông qua facebook, tôi không chỉ bán được sản phẩm của riêng gia đình trồng mà còn giúp bà con xung quanh kết nối tiêu thụ các loại rau, quả theo mùa nhanh hơn, thuận lợi hơn.

Nông dân xã Tân Lập, huyện Mộc Châu livestream bán hàng nông sản địa phương. 

Hai năm trước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hình thức bán hàng trực tuyến đã phát huy rõ hiệu quả. Thương mại điện tử dần được quan tâm và phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Trước đây, những thành viên của HTX Tây Bắc, huyện Yên Châu bất lợi trong cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, bởi vị trí xa các thành phố lớn, phải qua nhiều cầu mới có thể đưa sản phẩm tới người tiêu dùng ngoại tỉnh. Nhưng từ 2018, khi sản phẩm tỏi đen của HTX được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao lên sàn TMĐT đã có thể giao dịch với mọi khách mà không phải qua trung gian.

Chị Nguyễn Thị Yến Linh, Giám đốc HTX Tây Bắc, chia sẻ: Ban đầu, chúng tôi chỉ có duy nhất sản phẩm tỏi đen bán thử trên 4 sàn TMĐT (Postmart, Sendo, Shopee, Lazada). Sau một thời gian hoạt động thấy hiệu quả, nhận được sự tương tác và phản hồi tích cực của khách hàng, HTX tiếp tục phát triển và đưa thêm 7 sản phẩm lên các sàn TMĐT. Hiện tại, doanh thu bình quân từ bán hàng trực tuyến đạt trên 50 triệu đồng/tháng/sàn TMĐT. Chúng tôi đang tiếp tục phát triển bán hàng trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Tiktok.

HTX Thái Tuấn, huyện Quỳnh Nhai cũng đạt được những hiệu quả bước đầu và nhận thấy tiềm năng từ loại hình bán hàng hiện đại này. Chị Đinh Thị Yến, Giám đốc HTX, cho biết: Năm 2021, HTX bắt đầu đưa sản phẩm cá tép dầu khô lên các sàn TMĐT Postmart, Sendo, Voso, Shopee, Lazada. Ngoài kênh bán hàng truyền thống thì các sàn thương mại điện tử mang đến hiệu quả kinh doanh tốt. Mỗi năm, HTX bán ra thị trường 3,1 tấn cá tép dầu khô, trong đó đơn hàng trực tuyến chiếm 30%. Ưu điểm của loại hình bán hàng này là đơn vị nhận được hỗ trợ kỹ thuật từ tạo lập tài khoản cho đến chốt đơn hàng, có nhân viên đến tận nơi nhận hàng và giao hàng cho khách.

Cùng với phát triển bán hàng trên các sàn TMĐT, nhiều đơn vị có sản phẩm được chứng nhận OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu còn tận dụng ưu thế từ dịch vụ quảng cáo trên Facbook, học làm Tiktok, chụp ảnh nghệ thuật, xây dựng video giới thiệu sản phẩm để quảng bá trên mạng xã hội. Đây là bước tiếp cận nhanh với khách hàng tiềm năng, có nhu cầu thực trên không gian ảo vừa để bán hàng thông qua các nền tảng này, vừa kết nối với cửa hàng trực tuyến trên các sàn TMĐT, giúp tăng doanh số bán hàng trên nhiều kênh khác nhau.

Đến lên sàn thương mại điện tử

Hiện nay, rất nhiều HTX, đơn vị, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã được cơ quan chức năng hướng dẫn và dần làm quen với kênh bán hàng mang tính thức thời này. Tính đến tháng 3/2023, toàn tỉnh đã có trên 113.500 tài khoản hoạt động trên các sàn TMĐT, trên 138.700 hộ sản xuất, kinh doanh được đào tạo kỹ năng số và kỹ năng hoạt động trên không gian mạng; gần 2.500 sản phẩm nông sản của Sơn La đã được đưa lên sàn TMĐT.

Anh Nguyễn Công Duy, Phòng Kế hoạch - Kinh doanh, Bưu điện tỉnh, thông tin: Năm 2022, đã có 60 sản phẩm OCOP, hơn 1.500 sản phẩm nông sản Sơn La được đưa lên sàn Postmart. Đội ngũ nhân viên của Postmart đã hướng dẫn về kỹ năng số và kỹ năng hoạt động trên không gian mạng cho gần 35.000 lượt người.

Một số sản phẩm của HTX Tây Bắc, huyện Yên Châu được bán trên các sàn thương mại điện tử.

Những năm gần đây, việc tập huấn, phổ biến kỹ năng giao dịch trên sàn TMĐT cho các hộ, đơn vị sản xuất, kinh doanh được Sở Công Thương đặc biệt chú trọng triển khai; mở ra hướng đi mới giúp tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, Sở Công Thương đang tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Sơn La; phối hợp với VNPT Sơn La, các sở, ngành, các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm sàn giao dịch và truy xuất nguồn gốc, xuất xứ nông sản của tỉnh.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương đã xây dựng trang thông tin giới thiệu sản phẩm (https://agritradepage.vn) với 42 doanh nghiệp, HTX và 52 sản phẩm nông sản tiêu biểu bằng 3 ngôn ngữ (Việt, Anh, Trung); hỗ trợ quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm trên 3 sàn TMĐT quốc tế là: Alibaba.com, EC21.com, Agrimp.com. Sở cũng thiết lập kênh Youtube nông sản Sơn La, xây dựng các bài viết, hình ảnh, video giới thiệu sản phẩm bằng nhiều ngôn ngữ để quảng bá sâu rộng sản phẩm nông sản tiêu biểu của Sơn La đến thị trường nước ngoài.

Anh Phạm Trung Kiên, Phó trưởng Phòng Quản lý thương mại - Hợp tác quốc tế, Sở Công Thương, nói: Đến nay, các sản phẩm tham gia sàn TMĐT ngày càng phong phú, đa dạng, từ các sản phẩm nông sản sơ chế, chế biến, như chè, cà phê, sữa đến các loại hoa quả sấy và sản phẩm quả tươi, như mận hậu, xoài, nhãn, bơ, chanh leo, mật ong... Hiện tại, đã có 110 sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm nông sản được đăng tải lên sàn giao dịch.

Các sàn TMĐT không chỉ đơn thuần là cầu nối giữa sản xuất và người tiêu dùng, mà còn là kênh quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản của Sơn La đến với thị trường trong và ngoài nước theo hướng hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Lợi ích lớn nhất mà sàn TMĐT mang lại chính là giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh số bán hàng và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.