Quy hoạch phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

Khai thác tiềm năng, thế mạnh địa phương, tỉnh Sơn La luôn quan tâm quy hoạch, đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và thu hút các dự án sản xuất công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp sản xuất điện từ năng lượng tái tạo và công nghiệp chế biến nông sản, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Nhà điều hành và nhà máy của Công ty cổ phần cà phê Phúc Sinh Sơn La.

Các ngành công nghiệp có lợi thế

Sơn La có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, với hệ thống sông, suối dày đặc, địa hình dốc phát triển hệ thống thủy điện lớn, nhỏ. Toàn tỉnh đang có 60 dự án thủy điện lớn nhỏ, trong đó 57 thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất 3790,05 MW. Phát triển các thủy điện, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương hơn 2.000 tỷ đồng/năm.

Ông Mai Tống Giang, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện Huội Quảng - bản Chát, huyện Mường La thông tin: Công ty có 2 nhà máy, gồm: Thủy điện bản Chát, sản lượng điện bình quân 769,7 triệu kWh/năm; thủy điện Huội Quảng sản lượng điện bình quân 1,9 tỷ kWh/năm. Năm 2025, Công ty phấn đấu sản lượng điện sản xuất 2.293 triệu kWh.

Hiện nay, lĩnh vực công nghiệp chế biến của tỉnh Sơn La phát triển cả về số lượng và chất lượng. Quy mô sản xuất của các cơ sở công nghiệp chế biến mở rộng, từng bước áp dụng các công nghệ chế biến mới, tiên tiến, hiện đại. Các ngành công nghiệp chế biến chủ yếu là sản xuất các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu, tham gia thị trường xuất khẩu, như: Chè, cà phê, tinh bột sắn, đường, sữa, xi măng...

Dây chuyền sản xuất tại Nhà máy chế biến cà phê, Công ty cổ phần cà phê Phúc Sinh Sơn La.

Toàn tỉnh có 34 cơ sở, xưởng, nhà máy (cơ sở) chế biến nông sản quy mô công nghiệp. Ngoài ra, khoảng 1.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ, như: Sản xuất mận Mộc Châu; hoa quả sấy Mộc Châu; chuối sấy Yên Châu; mắc ca sấy Mai Sơn; long nhãn Sông Mã, Mai Sơn; miến dong huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Sông Mã; chế biến cà phê quy mô nhỏ tại huyện Thuận Châu, Mai Sơn; chế biến thủy sản tại Quỳnh Nhai, Mường La...

Ngành công nghiệp duy trì và tăng trưởng qua các năm. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 tăng 28,3%, trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 3,2%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,6%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 35,6%...

Quy hoạch đi trước một bước

Toàn tỉnh có 2 khu công nghiệp Mai Sơn và khu công nghiệp Vân Hồ; 2 cụm công nghiệp Mộc Châu và Gia Phù, huyện Phù Yên đang hoạt động. Hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp từng bước được đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy.

Phối cảnh Nhà máy chế biến nông sản BHL Sơn La.

Một trong những dự án tại Khu công nghiệp Mai Sơn là Nhà máy chế biến tinh bột sắn (Công ty cổ phần chế biến nông sản BHL Sơn La). Bà Chử Thị Kim Oanh, Giám đốc Công ty, chia sẻ: Được tỉnh giao mặt bằng 11,4 ha tại khu công nghiệp Mai Sơn với hạ tầng đã được đầu tư xây dựng cơ bản. Công ty đầu tư 250 tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn, công suất 60.000 tấn tinh bột/năm. Nhà máy vận hành từ năm 2017, tiêu thụ sắn cho nông dân, tạo việc làm 190 cán bộ, lao động, mức thu nhập bình quân từ 7,5 - 8 triệu đồng/người/tháng. Công ty đang đầu tư 245 tỷ đồng xây dựng Nhà máy chế biến tinh bột biến tính BHL Sơn La quy mô 1,64 ha, công suất 96.000 tấn/năm, dự kiến hoàn thành năm 2025.

Đảm bảo phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, tỉnh chú trọng công tác quy hoạch đi trước một bước đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Theo Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Sơn La có 5 khu công nghiệp. Giai đoạn 2021-2030: Phát triển 2 khu công nghiệp Mai Sơn và Vân Hồ. Khu công nghiệp Mai Sơn quy mô diện tích 150 ha. Giai đoạn I quy mô 63,7 ha, cơ bản hoàn thiện các hạng mục kết cấu hạ tầng thiết yếu tại những vị trí đã giải phóng mặt bằng. Đối với khu công nghiệp Vân Hồ quy mô 240 ha, được xác định là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam của tỉnh. Hiện nay, tỉnh đang kêu gọi, thu hút nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vân Hồ.

Về quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, giai đoạn 2021-2030, gồm 13 cụm công nghiệp nằm trên địa bàn thành phố Sơn La và các huyện: Thuận Châu, Vân Hồ, Yên Châu, Mai Sơn, Phù Yên, Bắc Yên, Sông Mã, Mường La, Quỳnh Nhai. Tầm nhìn từ năm 2031 đến năm 2050, phát triển thêm 6 cụm công nghiệp: Phổng Lái 50 ha, huyện Thuận Châu; Mường Chùm 50 ha, huyện Mường La; Phiêng Khoài 70 ha, huyện Yên Châu; Song Pe 27 ha, huyện Bắc Yên; Song Khủa 70 ha, huyện Vân Hồ; Mường Và 20 ha, huyện Sốp Cộp.

Ca sản xuất tại Công ty cổ phần chế biến nông sản BHL Sơn La.

Ông Nguyễn Đình Phong, Phó Giám đốc Sở Công Thương thông tin: Quy hoạch, phát triển ngành công nghiệp, tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư các dự án phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, phát triển công nghiệp chế biến, khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng... Đến năm 2030, Sơn La phấn đấu trở thành Trung tâm chế biến nông sản hiện đại của khu vực Trung du miền núi Bắc bộ, là tỉnh có sản lượng điện sản xuất năng lượng tái tạo đứng đầu khu vực phía Bắc. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp; giảm tỷ trọng thô, tăng tỷ trọng sản xuất chế biến sâu theo công nghệ tuần hoàn, xanh, sạch, bền vững. Phấn đấu tăng trưởng ngành giai đoạn 2021-2030 đạt bình quân 11%/năm trở lên.

Giải pháp phát triển bền vững

Phát huy tiềm năng lợi thế, các cấp, các ngành của tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp Sơn La. Năm 2025, phấn đấu đưa vào hoạt động Nhà máy sữa công nghệ cao Mộc Châu giai đoạn I; hoàn thành hạng mục Trang trại sinh thái bò sữa công nghệ cao Mộc Châu; nhà máy chế biến chè của Công ty Vinatea... Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát huy hết công suất, đầu tư mở rộng quy mô, công suất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Đôn đốc các nhà đầu tư đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản, tập trung hoàn thiện các hạng mục xây dựng cơ bản mỏ, sớm đưa các dự án vào khai thác đúng tiến độ.

Công nhân Nhà máy Thủy điện Sơn La trực vận hành.

Ông Nguyễn Đình Phong, Phó Giám đốc Sở Công Thương, cho biết thêm: Ngành Công Thương đang tham mưu tỉnh chỉ đạo sắp xếp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các khu, cụm công nghiệp. Phối hợp tham gia xây dựng, trình HĐND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư vào tỉnh, trong đó, có hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp.

Bên cạnh đó, tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia. Khai thác hiệu quả các tiềm năng lợi thế của tỉnh, phát triển các nguồn cung cấp năng lượng ổn định, tập trung phát triển các nguồn năng lượng tái tạo: Thủy điện, năng lượng gió, mặt trời... Đầu tư phát triển hạ tầng lưới điện truyền tải, phân phối điện đảm bảo yêu cầu đồng bộ, tiên tiến, hiện đại. Nâng cao hiệu quả quy hoạch, quản lý đầu tư, vận hành các nhà máy thủy điện nhỏ.

Với quy hoạch, định hướng và các giải pháp hiệu quả, ngành công nghiệp của tỉnh Sơn La sẽ có chuyển biến tích cực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Phạm Đức
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 1/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Thành phố Sơn La -
    Ngày 1/4, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • 'Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Kinh tế -
    Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.
  • 'Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Kinh tế -
    Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau khi hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • 'Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai nuôi thủy sản, với hơn 4.500 lồng cá, sản lượng cá lồng hằng năm đạt gần 1.200 tấn. Đây cũng là vùng nuôi cá lồng lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, các hợp tác xã, hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Sức khỏe -
    Với sự quan tâm của Nhà nước, các công trình y tế của huyện Vân Hồ được đầu tư, xây dựng; bổ sung nhiều thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.