Mường Lèo nỗ lực vượt khó

Những ai đã từng đến xã biên giới Mường Lèo, huyện Sốp Cộp không thể quên được sự khó khăn, xa xôi của vùng đất này. Nhưng trở lại nơi đây lần này chúng tôi chỉ mất 2 giờ trên con đường rải nhựa phẳng phiu. Diện mạo mới Mường Lèo đang đổi thay từng ngày, hai bên đường phủ kín màu xanh của cây ăn quả, những bản làng trù phú, bình yên.

Giọng nữ
Cán bộ xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp trao đổi với nhân dân bản Huổi Phúc về phát triển kinh tế.

Đón chúng tôi, Đồng chí Lò Văn Chủ, Chủ tịch UBND xã, phấn khởi nói: Mường Lèo có 13 bản, 780 hộ, với 5 dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Lào, Kinh cùng đoàn kết sinh sống. Mường Lèo giáp ranh với xã Mường Lói, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và giáp với huyện Phôn Thoong, tỉnh Luông Pha Băng và huyện Viêng Khăm, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào. Trước đây, tuyến tỉnh lộ 105 từ xã Púng Bánh qua đỉnh Pu Sâng về xã chỉ là đường đất, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến việc trao đổi hàng hóa. Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nay đường giao thông được trải nhựa, đổ bê tông về tận xã, bản, tạo động lực thúc đẩy bà con tích cực phát triển kinh tế.

Đến nay, xã Mường Lèo có gần 20 km đường giao thông trục xã, nội bản được rải nhựa, bê tông hóa; 100% các bản có đường ô tô đến bản; 98% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 85% số hộ dân được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đặc biệt, các hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang, lễ hội từng bước được xóa bỏ. Qua bình xét hằng năm, xã có 78,61% số hộ được công nhận gia đình văn hóa; 100% số trẻ trong độ tuổi được đến trường...

Theo sự giới thiệu của đồng chí Chủ tịch UBND xã chúng tôi về bản Sam Quảng, có 62 hộ, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Con đường đất lầy lội, quanh co ngày nào đã thay thế bởi con đường nhựa phẳng phiu về đến tận trung tâm bản. Tận dụng lợi thế có nhiều bãi chăn thả, nhân dân tập trung phát triển chăn nuôi gia súc; trung bình mỗi hộ nuôi 7 con trâu, bò.

Nông dân bản Liềng, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp trao đổi kinh nghiệm chăm sóc cây ăn quả.

Anh Hàng A Sộng, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Sam Quảng, chia sẻ: Cùng với phát triển chăn nuôi gia súc, từ năm 2023 đến nay, nhân dân trong bản đã chuyển hơn 13 ha đất trồng sắn kém hiệu quả sang trồng cây chanh leo. Bên cạnh đó, bà con còn trồng hơn 40 ha rừng sản xuất bằng cây thông mã vĩ và bảo vệ trên 1.000 ha rừng tự nhiên. Đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, trong năm qua, bản có 2 hộ thoát nghèo. Năm 2025, bản tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng cây chanh leo và cà phê.

Chị Thào Thị Tênh, bản Sam Quảng, phấn khởi nói: Bây giờ khác rồi, đường đã được rải nhựa về tận bản, thương lái đến thu mua nông sản tại nương, cuộc sống khấm khá hẳn lên. Ngoài nuôi 14 con trâu bò, từ năm 2023, gia đình tôi chuyển 1 ha đất trồng sắn sang trồng chanh leo; năm vừa qua cho thu về 100 triệu đồng. 

Còn tại bản Liềng, vài năm trở lại đây nhân dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Gia đình anh Lèo Văn Tuấn, là một trong những hộ tiêu biểu, tiên phong trong phát triển kinh tế, với 1 ha cây ăn quả trồng xen canh cây cà phê; 1 ha sắn cao sản; nuôi hơn 14 con lợn thịt và 3 con bò, thâm canh 500 m2 lúa ruộng; thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Anh  Tuấn cho biết: Thời gian tới, gia đình tiếp tục chuyển đổi diện tích trồng sắn kém hiệu quả sang trồng cây cà phê.

Nông dân bản Sam Khoảng, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp chăm sóc chanh leo.

Từng bước, xóa đói giảm nghèo, xã Mường Lèo đã xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế theo vùng để khai thác tiềm năng, lợi thế như: Trồng rừng, chanh leo và chăn nuôi gia súc ở các bản vùng cao; trồng cây ăn quả, cây cà phê ở bản vùng thấp. Năm 2024, xã phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện mở 8 lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; triển khai mô hình nuôi trâu sinh sản tại bản Mạt, bản Liềng với 5 hộ tham gia, tổng số vốn 150 triệu đồng. Các tổ chức đoàn thể, tạo điều kiện cho hội viên, đoàn viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, tổng dư nợ hơn 27 tỷ 200 triệu đồng.

Có vốn, kỹ thuật, hằng năm, nhân dân trong xã gieo trồng 600 ha lúa; 148 ha sắn cao sản; 60 ha ngô; trồng 185 ha cây ăn quả các loại; 14 ha cây cà phê; đàn gia súc 7.610 con và gia cầm hơn 20.280 con. Bên cạnh đó, xã tập trung bảo vệ trên 17.000 ha rừng phòng hộ, nâng tỷ lệ che phủ rừng của xã đạt 45,54%. Năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 43,04% giảm 3,59% so với năm 2023; thu nhập bình quân đạt 27,6 triệu đồng/người/năm, tăng 12,6 triệu đồng so với năm 2020.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, Mường Lèo sẽ tiếp tục sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng và huy động nội lực để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần giảm nghèo bền vững.

Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thầy thuốc ưu tú hết lòng vì người bệnh

    Thầy thuốc ưu tú hết lòng vì người bệnh

    Gương sáng bản làng -
    Năm 1994, tốt nghiệp Đại học Y Thái Nguyên, Bác sĩ Vi Hồng Kỳ về công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”, anh cùng đồng nghiệp vượt lên khó khăn, đổi mới, thi đua lao động sáng tạo, xây dựng Bệnh viện luôn là địa chỉ tin cậy của nhân dân trên địa bàn.
  • 'Đơn vị đầu ngành về y tế dự phòng

    Đơn vị đầu ngành về y tế dự phòng

    Sức khỏe -
    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thành lập theo Quyết định số 1882/QĐ-UBND, ngày 2/8/2018 của UBND tỉnh Sơn La trên cơ sở sáp nhập 5 đơn vị cùng chức năng y tế dự phòng, trực thuộc Sở Y tế, gồm các trung tâm: Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Y tế dự phòng, Phòng chống HIV/AIDS; Phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng; Truyền thông - Giáo dục sức khỏe.
  • 'Nông dân sản xuất giỏi

    Nông dân sản xuất giỏi

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày đầu năm, chúng tôi đến thăm trang trại của hộ gia đình ông Tòng Văn Diên tại bản Pói Lanh, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp. Ông Diên là tấm gương tiêu biểu trong sản xuất giỏi với mô hình kinh tế tổng hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo thêm việc làm cho nhiều lao động địa phương.
  • 'Đảng bộ huyện Mường La chú trọng công tác xây dựng Đảng

    Đảng bộ huyện Mường La chú trọng công tác xây dựng Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ huyện Mường La có 57 tổ chức cơ sở đảng, trong đó, có 18 đảng bộ cơ sở, 39 chi bộ cơ sở, 296 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, với 6.554 đảng viên. Sau 4 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, đã kết nạp 776 quần chúng ưu tú vào Đảng. Đảng viên mới kết nạp đã phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong thực hiện và tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
  • 'Chăm lo, hỗ trợ đoàn viên và người lao động

    Chăm lo, hỗ trợ đoàn viên và người lao động

    Xã hội -
    Triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, Liên đoàn Lao động huyện Quỳnh Nhai thực hiện tốt việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, tạo động lực cho đoàn viên công đoàn, người lao động yên tâm công tác, hăng hái thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Đoàn kết, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

    Đoàn kết, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

    Sức khỏe -
    Ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Hội nghị cán bộ y tế tổ chức tại Hà Nội. Người căn dặn: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe của đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn, “Lương y phải như từ mẫu”. Trải qua chặng đường 70 năm thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, ngành Y tế tỉnh Sơn La đã và đang xây dựng mạng lưới cơ sở y tế, đội ngũ y bác sĩ, cán bộ y tế ngày một lớn mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
  • 'Từng bước cụ thể hóa các quy định về dạy thêm, học thêm

    Từng bước cụ thể hóa các quy định về dạy thêm, học thêm

    Khoa Giáo -
    Sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 29) của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực (từ ngày 14/2/2025), các tỉnh, thành phố trên cả nước đang từng bước cụ thể hóa các quy định về dạy thêm, học thêm nhằm giải quyết những khó khăn, bất cập, bảo đảm các hoạt động giáo dục hiệu quả. Việc dừng dạy thêm, học thêm cần thực hiện song song với tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh cuối cấp, học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu, một cách phù hợp.