Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế

Mường La có hơn 14.000 hội viên nông dân, sinh hoạt tại 195 chi hội. Hội Nông dân huyện đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

00:00
00:00
00:00
Giọng nữ
Mô hình nuôi cá lồng của hội viên nông dân xã Chiềng Lao, huyện Mường La.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường La, cho biết: Hội đã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện triển khai nhiều giải pháp cụ thể hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế theo hướng liên kết, bền vững. Tuyên truyền, vận động hội viên tham gia mô hình kinh tế tập thể. Đến nay, toàn huyện có 57 HTX nông nghiệp đang hoạt động hiệu quả, chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

Từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm huyện, các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp, tổ chức hơn 40 lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả theo hướng hữu cơ, phòng trừ sâu bệnh bằng chế phẩm sinh học, bảo vệ môi trường canh tác; chăn nuôi an toàn sinh học, xử lý chất thải làm phân vi sinh, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn... cho hơn 14.000 lượt hội viên.

Phát huy vai trò cầu nối giúp hội viên tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất, hội đang quản lý trên 2 tỷ đồng Quỹ hỗ trợ nông dân, cho 60 hộ hội viên vay vốn đầu tư phát triển kinh tế và triển khai 10 dự án. Đồng thời, nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội và Agribank Chi nhánh huyện Mường La hơn 138 tỷ đồng, cho trên 3.000 hội viên vay đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, cải tạo vườn tạp, nuôi trâu, bò, gà đen bản địa, nuôi cá lồng trên hồ sông Đà...

Năm 2021, anh Tòng Văn Thương, bản Pặt, xã Mường Chùm, được vay 50 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân, đã đầu tư cải tạo, trồng gần 2 ha xoài, nhãn. Anh Thương chia sẻ: Tôi được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng đúng kỹ thuật, nên vườn cây phát triển tốt, mỗi vụ cho thu hoạch gần 10 tấn quả. Ngoài ra, gia đình còn nuôi 10 con lợn nái, 6 con trâu, bò. Từ mô hình kinh tế tổng hợp, mỗi năm cho thu lãi trên 300 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.

Mô hình chăn nuôi đại gia súc của hội viên nông dân bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La.

Còn tại xã Chiềng Lao, Hội Nông dân xã đã vận động thành lập 2 HTX thủy sản, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ông Cà Văn Siêng, Giám đốc HTX Bình Minh, bản Nà Nong, xã Chiềng Lao, chia sẻ: HTX có 7 thành viên, được Hội Nông dân xã tạo điều kiện vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân và vốn ưu đãi Ngân hàng CSXH, đầu tư nuôi 40 lồng cá, sản lượng trung bình 40 tấn cá/năm, doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng.

Cùng với phát triển kinh tế tập thể, Hội Nông dân huyện triển khai hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, nhiều hội viên đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn huyện có trên 1.500 hội viên được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Đồng hành với hội viên nông dân phát triển kinh tế, Hội Nông dân huyện Mường La tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, đẩy mạnh phong trào thi đua “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”; triển khai các chính sách hỗ trợ hội viên, nông dân về vốn, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm...

Hoài Trang (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Xã hội -
    Chiềng Mung được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Chiềng Mung, Mường Bằng và Mường Bon, huyện Mai Sơn cũ. Đảng bộ xã có 56 chi bộ trực thuộc, với 1.236 đảng viên. Trong khí thế phấn khởi hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Chiềng Mung tràn đầy niềm tin và kỳ vọng về nhiệm kỳ mới khởi sắc, tạo nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.
  • 'Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Xã hội -
    Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt việc chăm lo, giúp đỡ, tạo điều kiện các gia đình chính sách, người có công vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
  • 'Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Xã hội -
    Thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, phục hồi sức khỏe; thực hiện chế độ, chính sách, tiêu chuẩn đãi ngộ của Nhà nước đối với người có công thuộc phạm vi quản lý, Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh luôn nỗ lực hoàn thành tốt vai trò, thể hiện tấm lòng tri ân với thế hệ cha anh đã dành trọn thanh xuân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • 'Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Văn hóa - Xã hội -
    Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” cùng những ca khúc cách mạng đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc ý chí quân chiến đấu, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Trong thời bình, khi yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội luôn được Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh xác định là một trong những nội dung quan trọng, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
  • 'Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Văn hóa - Xã hội -
    Vùng đất Thuận Châu xưa được biết đến với tên gọi Mường Muổi, là nơi cư ngụ lâu đời của đồng bào dân tộc Thái đen, nổi tiếng với kho tàng văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những giá trị văn hóa ấy vẫn đang được bà con gìn giữ, phát huy và truyền lại cho nhiều thế hệ.
  • 'CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    Xã hội -
    Với tinh thần đổi mới, đoàn kết và trách nhiệm, ngành Kiểm sát Sơn La khẳng định vai trò là một trong những lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo các quyền dân chủ của nhân dân.
  • 'Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Đảng bộ Ủy ban nhân dân tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2025. Đảng bộ có 47 tổ chức cơ sở đảng, gồm 31 đảng bộ cơ sở, trong đó, 233 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, 9 đảng bộ bộ phận và 16 chi bộ cơ sở, với tổng số hơn 5.100 đảng viên. Ngay sau khi đi vào hoạt động, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực.
  • 'Ổn định tổ chức, bứt phá cải cách tài chính công

    Ổn định tổ chức, bứt phá cải cách tài chính công

    Cải cách hành chính -
    Cùng với tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình mới, tỉnh Sơn La cũng chú trọng cải cách tài chính công, là một trong những địa phương đầu tiên hoàn tất hệ thống thanh toán chi ngân sách liên thông từ tỉnh đến xã. Đến ngày 16/7, tỉnh Sơn La có phường Tô Hiệu và xã Sốp Cộp đã thực hiện thành công việc chi trả lương.