Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối doanh nghiệp

Công ty cổ phần Mía đường Sơn La có 440 cán bộ, công nhân lao động tại 1 nhà máy và 3 xí nghiệp trực thuộc. Từ đầu vụ sản xuất đến nay, công nhân chia làm 3 ca sản xuất liên tục, nỗ lực thi đua, sản xuất, lập thành tích chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 135 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5.

Giọng nữ
Công nhân Nhà máy Mía đường đóng gói sản phẩm.

Dẫn chúng tôi tham quan dây chuyền chế biến, ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Nhà máy chế biến đường, thông tin: Từ năm 2023 đến nay, Công ty đầu tư gần 87,5 tỷ đồng, cải tạo thiết bị nâng công suất chế biến, bảo đảm tiêu thụ hết sản lượng mía nguyên liệu cho nông dân và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, như: Xây dựng hệ thống chứa bã mía, nhà bao che chứa bã bùn, băng tải, hệ thống bồn chứa mật.

Đảm bảo vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, hằng năm, Công ty đầu tư 120-150 tỷ đồng phát triển nguyên liệu, hỗ trợ nông dân không hoàn lại 25-35 tỷ đồng. Sản lượng mía nguyên liệu hàng năm dao động 600.000 - 660.000 tấn, mang lại doanh thu 620-700 tỷ đồng cho người trồng mía.

Ông Trần Ngọc Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty CP Mía đường Sơn La, cho biết: Để người dân yên tâm, gắn bó với cây mía, Công ty chi hỗ trợ cho vùng nguyên liệu và nông dân trồng mía để giảm bớt khó khăn. Hỗ trợ làm đường, hỗ trợ giống, làm đất, hỗ trợ ngập úng, hỗ trợ các địa phương vùng nguyên liệu và tiền lãi đầu tư vùng nguyên liệu... Từ niên vụ sản xuất 2022-2023 đến nay, Công ty đã hỗ trợ để bà con khắc phục khó khăn với tổng kinh phí 8,3 tỷ đồng.

ông nhân Công ty CP Mía đường Sơn La vận hành sản xuất.

Bên cạnh đó, Công ty liên kết với Viện Nghiên cứu mía đường và Công ty TNHH Công nghệ sinh học Tráng Thổ, thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, khảo nghiệm, lựa chọn giống mía phù hợp, hiệu quả và tập huấn đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho nhân viên nông nghiệp của Công ty. Hợp tác chặt chẽ với các công ty sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để đầu tư cung ứng cho bà con bộ sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý. Niên vụ sản xuất 2024-2025, Công ty duy trì vùng nguyên liệu 9.268 ha mía, với sản lượng dự kiến đạt khoảng 600.000 tấn.

Đảm bảo lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp và người trồng mía, Công ty đã xây dựng mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân. Để đạt được điều này, Công ty chỉ đạo nhân viên quản lý tại các địa phương phối hợp chặt chẽ với các ban quản lý các bản trồng mía, lắng nghe ý kiến của nông dân, xây dựng kế hoạch thu hoạch, vận chuyển hợp lý, công bằng. Đồng thời, không ngừng mở rộng vùng nguyên liệu các khu vực; Mường La, Bắc Yên.

Nông dân bản Trông Dê, xã Hua Nhàn, huyện Bắc Yên, thu hoạch mía nguyên liệu.

Việc mở rộng vùng nguyên liệu của Công ty đã tạo việc làm và thu nhập cho hàng chục nghìn hộ dân địa phương. Nhiều hộ trồng mía, trở nên khá giả nhờ làm dịch vụ cho Công ty, như vận chuyển và làm đất trồng mía, với thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/hộ/năm. Ngoài ra, họ còn tận dụng ngọn lá mía làm thức ăn chăn nuôi gia súc.

Anh Mùa A Lử, bản Trông Dê, xã Hua Nhàn, huyện Bắc Yên, chia sẻ: Gia đình tôi có hơn 1 ha đất nương, trước kia trồng ngô, sắn. Sau khi chuyển sang trồng mía, chúng tôi được Công ty hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, bón phân, đầu tư giống, hỗ trợ 5 triệu đồng/ha làm đất bằng máy xúc. Chúng tôi đã ký hợp đồng cam kết thu mua mía. Năm nay, mía trồng trên 1 ha cho thu 80 tấn, trừ chi phí gia đình thu được 40 triệu đồng.

Công ty còn tham gia các hoạt động an sinh xã hội như ủng hộ Tết vì cộng đồng, hộ nghèo, quỹ nhân đạo với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng. Năm 2024, Công ty duy trì mức lương bình quân gần 9 triệu đồng/tháng cho công nhân, cùng với việc chi thêm trên 4 tỷ đồng lương tháng 13 và 14. Công đoàn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định pháp luật, nộp trên 8,1 tỷ đồng BHXH cho người lao động, tổ chức khen thưởng hơn 900 triệu đồng để động viên các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc.

Ghi nhận những thành tích đạt được, Công ty CP Mía đường Sơn La nhiều năm liền được nhận Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu khối doanh nghiệp, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen. Trong bước đi tiếp theo, Công ty đầu tư phát triển mạnh vùng nguyên liệu, ký kết thu mua, hỗ trợ nông dân trồng mía để bà con yên tâm sản xuất và nâng cao thu nhập, tạo nhiều việc làm cho công nhân, lao động và người trồng mía.

Bài, ảnh: Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/5/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/5/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa phía nam rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp phía Tây có trục ở khoảng 23-26 độ Vĩ Bắc bị nén, đẩy dịch xuống phía Nam và đầy dần lên bởi áp cao lục địa ở phía Bắc kết hợp với vùng hội tụ gió trên mực 1500m Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, ngày có mưa vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng, vùng thấp có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.
  • 'Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng

    Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng

    Kinh tế -
    Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Sơn La đã thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, phát triển các nguồn năng lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng trên địa bàn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
  • 'Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

    Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

    Khoa Giáo -
    Giáo dục kỹ năng sống, giúp học sinh trang bị kiến thức về cuộc sống, rèn luyện cách ứng xử, biết yêu thương, chia sẻ và thích nghi với những tình huống bất ngờ. Đó là cách làm của Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, giúp học sinh hình thành nhân cách và lối sống tích cực.
  • '“Ánh sáng” từ những lớp học xóa mù chữ

    “Ánh sáng” từ những lớp học xóa mù chữ

    Khoa Giáo -
    Việc phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được các cấp, ngành, địa phương quan tâm thực hiện, giúp nhân dân được tiếp cận thông tin, cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • 'Chiềng San chuyển hóa địa bàn không có ma túy

    Chiềng San chuyển hóa địa bàn không có ma túy

    An ninh trật tự -
    Quyết tâm đẩy lùi ma túy, xã Chiềng San, huyện Mường La, đã triển khai các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế để chuyển hóa, xây dựng các cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn “không có ma túy”, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi hiểm họa ma túy trong cộng đồng.