Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

“Đòn bẩy” giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Sau 2 năm triển khai, chính sách tín dụng theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ, đã tạo cơ hội cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phát triển nhiều loại hình sinh kế, có nguồn thu nhập ổn định, nhất là đối với hộ nghèo, cận nghèo. 

Giọng nữ

Đưa chính sách vào cuộc sống

Chương trình cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ là chủ trương lớn, có ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Có nguồn vốn để phát triển sản xuất, chăn nuôi và xây dựng nhà ở là động lực giúp người dân an cư, lao động, sản xuất, từng bước giảm nghèo.

Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sông Mã làm thủ tục cho nhân dân xã Chiềng Khương vay vốn.

Thực hiện Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Ông Tạ Văn Toàn, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh cho biết: Đơn vị phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương, rà soát đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng. Đồng thời, tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai các văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH cho 100% cán bộ nghiệp vụ. Thường xuyên báo cáo Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để chỉ đạo các đơn vị có liên quan phối hợp xem xét, giải quyết kịp thời. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách cho vay đến người dân biết để thực hiện, niêm yết công khai chương trình cho vay tại các trụ sở và điểm giao dịch xã, phường, thị trấn.

Ông Nguyễn Thế Chung, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sông Mã, cho biết: Đơn vị đã chủ động tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các tổ chức hội nhận ủy thác rà soát, công khai danh sách, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đối tượng thụ hưởng làm cơ sở để Ngân hàng CSXH giải ngân cho vay. Đến nay, Phòng giao dịch đã giải ngân 2 chương trình cho vay hỗ trợ làm nhà ở và chuyển đổi nghề với 158 hộ vay, tổng số tiền trên 7,6 tỷ đồng theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP.

Tại huyện Yên Châu,  sau 2 năm thực hiện Nghị định 28/2022/NĐ-CP, huyện đã giải ngân cho 64 hộ vay vốn, thuộc 2 chương trình cho vay hỗ trợ đất ở và cho vay hỗ trợ nhà ở, tổng dư nợ gần 2,6 tỷ đồng. Ông Đàm Văn Thịnh, Giám đốc Phòng giao dịch, cho biết: Trên cơ sở danh sách đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện phối hợp với các hội, đoàn thể nhận ủy thác cùng với các tổ tiết kiệm và vay vốn tập trung cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nhân dân. Sau giải ngân, chúng tôi thường xuyên kiểm tra các hộ vay, đảm bảo sử dụng đúng mục đích.

Tiếp sức cho người dân vươn lên

Gia đình chị Lò Thị Tươi, bản Luông Mé, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu là hộ nghèo. Năm 2023, gia đình chị được chính quyền địa phương xét duyệt và đề nghị Ngân hàng CSXH huyện cho vay 50 triệu đồng mua đất ở. Chị Tươi cho biết: Gia đình tôi có 3 khẩu, ở trên mảnh đất vẻn vẹn mấy chục mét vuông. Từ 50 triệu được vay, tôi mua thêm 200 m² đất vườn của nhà bên cạnh. Dự định từ nay đến cuối năm, gia đình tiếp tục tích góp và vay mượn thêm anh em bạn bè để dựng ngôi nhà rộng rãi hơn.

Nông dân xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, phát triển kinh tế từ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH.

Bên cạnh cho vay hỗ trợ đất ở, Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ còn thực hiện cho người dân vay vốn chuyển đổi nghề và sản xuất. Đơn cử gia đình anh Lò Văn Mai, bản Lươi Là, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, thuộc diện hộ nghèo, thiếu vốn sản xuất. Vợ chồng quanh năm đi làm thuê, cuộc sống nhiều khó khăn. Cuối năm 2023, gia đình anh được Hội Nông dân xã và Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện hướng dẫn làm hồ sơ vay 100 triệu đồng để chuyển đổi nghề. Anh Mai cho biết: Được vay vốn với lãi suất ưu đãi, gia đình tôi rất phấn khởi, yên tâm làm ăn. Hiện nay, gia đình đã xây chuồng trại, mua 6 con bò sinh sản, đàn bò sinh trưởng và phát triển tốt.

Nông dân phường Chiềng An, Thành phố, sử dụng vốn vay từ Ngân hàng CSXH để phát triển nuôi bò.

Sau 2 năm triển khai, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã giải ngân 3 chương trình cho vay, gồm: cho vay hỗ trợ đất; cho vay hỗ trợ nhà ở và cho vay chuyển đổi nghề với 567 hộ được vay vốn, tổng dư nợ đạt trên 24,7 tỷ đồng, góp phần tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh vươn lên thoát nghèo bền vững. Thời gian tới, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh tiếp tục rà soát, giải ngân kịp thời nguồn vốn đến người thụ hưởng; đồng thời, tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo trên toàn tỉnh.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

    Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Chú trọng công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh tập trung nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, phòng ngừa suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cơ sở đảng; xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Tình nguyện, chung sức xây dựng nông thôn mới

    Tình nguyện, chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tập trung tuyên truyền, vận động, giúp nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể trong xây dựng và thụ hưởng thành quả nông thôn mới, từ đó, tình nguyện, tích cực xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
  • 'Phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

    Phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

    Xã hội -
    Để trẻ em luôn được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần
  • 'Huấn luyện chiến sĩ mới

    Huấn luyện chiến sĩ mới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, rèn luyện chiến sĩ mới có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ kỹ, chiến thuật giỏi, sức khỏe bền bỉ, sẵn sàng nhận, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
  • 'Giải pháp xử lý chất thải cà phê

    Giải pháp xử lý chất thải cà phê

    Xã hội -
    Sơn La được biết đến là thủ phủ cà phê Arabica của Việt Nam, với hơn 21.400 ha, sản lượng khoảng 400.000 tấn quả/năm. Cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, câu chuyện xử lý chất thải trong quá trình sơ chế quả cà phê là mối quan tâm của các cấp, ngành, địa phương.
  • 'Khát vọng Việt Nam và quá trình tạo lực để vươn mình

    Khát vọng Việt Nam và quá trình tạo lực để vươn mình

    Làm gì để Việt Nam vươn mình, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới, với những cột mốc lịch sử vào năm 2030 và 2045, vừa là khát vọng của mọi công dân Việt Nam chân chính vừa là trăn trở, tâm huyết trong việc tìm cách tạo thế và lực để đất nước bứt phá, "sánh vai với các cường quốc năm châu" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Nhưng đó cũng là sự ngờ vực, ganh tị, hậm hực của một số kẻ có tư duy lệch lạc, vẫn nặng tư tưởng hằn học, thù địch...
  • 'Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh

    Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh

    Xã hội -
    Giúp phụ nữ khởi nghiệp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (nay là Ban công tác Phụ nữ, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên hiện thực hóa các ý tưởng sản xuất, kinh doanh, hiệu quả, liên kết chị em cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
  • 'Khai thác các dư địa, nguồn lực sau sáp nhập

    Khai thác các dư địa, nguồn lực sau sáp nhập

    Thời sự - Chính trị -
    Thực hiện Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từ ngày 1/7, các tỉnh, thành phố chính thức sáp nhập và thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Sự thay đổi lớn trong công cuộc sắp xếp bộ máy sẽ dôi dư một số cán bộ ở nhiều lĩnh vực.