Công nghiệp chế biến -  điểm tựa vùng nguyên liệu

Khép lại năm 2024, ngành công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh có thêm những “trái ngọt”, nhiều chỉ tiêu trong Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã đạt và vượt. Mục tiêu, từng bước đưa tỉnh Sơn La trở thành trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc bộ dần thành hiện thực.

Giọng nữ
Sản phẩm sữa tươi, sữa chua và các sản phẩm từ sữa của Mộc Châu Milk đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024.

Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản năm 2024 ước đạt 5.360 tỷ đồng, tăng 8,05% so với năm 2023, đạt trên 82% mục tiêu nghị quyết. Sơn La thu hút đầu tư thêm 11 dự án chế biến nông sản quy mô lớn, có nhà máy đã đi vào hoạt động, như: Dự án Trung tâm chế biến rau, quả thực phẩm Doveco, huyện Mai Sơn; Nhà máy chế biến cà phê Công ty cổ phần chế biến cà phê Sơn La… góp phần giảm áp lực tiêu thụ quả tươi.

Hiện nay, còn 3 dự án đang đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư trong Khu công nghiệp Mai Sơn, gồm: Nhà máy sản xuất ngũ cốc ăn liền và hoa quả sấy, Công ty cổ phần sản xuất thương mại đầu tư VFI; Nhà máy đóng gói và chế biến hoa quả Solas, Công ty cổ phần Bảo Lâm Sơn La; Nhà máy chế biến tinh bột biến tính BHL Sơn La, Công ty cổ phần chế biến nông sản BHL Sơn La. Như vậy, thu hút đầu tư dự án chế biến nông sản dự kiến vượt mục tiêu nghị quyết.

Đối với giá trị hàng nông sản chế biến tham gia xuất khẩu, giai đoạn 2021-2023 của tỉnh tăng bình quân 18,5%/năm, trong khi mục tiêu nghị quyết đặt ra tăng 12%/năm; giá trị nông sản chế biến tham gia xuất khẩu của tỉnh năm 2024 ước đạt 175 triệu USD, tăng 19,25% so với năm 2023, vượt mục tiêu nghị quyết 6 triệu USD. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu, gồm: cà phê, chè, tinh bột sắn, long nhãn, xoài...

Dây chuyền sản xuất sữa của Mộc Châu Milk.

Ông Phạm Hải Nam, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, huyện Mộc Châu, chia sẻ: Công ty đang liên kết với gần 550 hộ nông dân, nuôi hơn 28.000 con bò sữa, sản lượng hơn 100.000 tấn sữa tươi/năm. Mộc Châu Milk trở thành vùng nguyên liệu bò sữa quy mô lớn nhất nhì khu vực phía Bắc. Công ty đang triển khai dự án “Tổ hợp thiên đường sữa Mộc Châu”, với tổng vốn đầu tư 3.150 tỷ đồng. Trong đó, dự án “Trang trại sinh thái chăn nuôi bò sữa công nghệ cao” sử dụng công nghệ hiện đại, thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, quy mô 4.000 con, dự kiến cung cấp 20 triệu lít sữa tươi/năm. Hiện nay, đã hoàn thành ký kết hợp đồng 16/49 gói thầu giai đoạn 1; hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn 1, đang triển khai giai đoạn 2; xây dựng chuồng trại đạt 11% khối lượng… phấn đấu quý V/2025 hoàn thành dự án.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU, lĩnh vực công nghiệp chế biến tỉnh Sơn La có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Quy mô sản xuất mở rộng, từng bước áp dụng công nghệ chế biến mới, tiên tiến, hiện đại. Ông Nguyễn Văn Bắc, Giám đốc Sở Công Thương, cho biết: Các dự án đầu tư mới, kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn. Trong năm 2024, các sở, ban ngành đã phối hợp thẩm định, chấp thuận chủ trương đầu tư 1 Dự án “Tổ hợp Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và chế biến nông sản Mavin Mai Sơn” trong Khu công nghiệp Mai Sơn. Nhà máy có công suất thiết kế 200.000 tấn thức ăn chăn nuôi/năm; chế biến 300.000 tấn nông sản/năm.

Máy giang cà phê của HTX Cà phê Bích Thao Sơn La.

Năm 2025, Sở Công Thương tiếp tục chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu cho tỉnh những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, nhằm hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU đề ra. Phối hợp tham mưu chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, bố trí nguồn lực, tập trung thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ hiện nay chưa đạt theo tiến độ. Đẩy mạnh thu hút đầu tư các doanh nghiệp mạnh, có năng lực, kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản; tạo điều kiện thuận lợi các nhà máy chế biến hiện có, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, cải tiến thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường tiêu thụ.

Nông dân xã Hua La, Thành phố thu hái cà phê.

Việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút các dự án trọng điểm, các nhà máy chế biến nông sản công nghệ cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, thu ngân sách tỉnh giai đoạn 2021 - 2023 đạt kế hoạch đề ra. UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở ngành rà soát, tham mưu cho tỉnh sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển vùng nguyên liệu và chế biến nông sản; các dự án đầu tư chế biến sâu các sản phẩm chủ lực của tỉnh vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ, phát triển vùng nguyên liệu; nghiên cứu tham mưu thực hiện lộ trình tiến tới không chấp thuận đầu tư các dự án nhỏ lẻ ngoài khu, cụm công nghiệp tại các địa bàn đã có khu, cụm công nghiệp; nghiên cứu di dời các nhà máy chế biến nông sản vào trong các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo yếu tố môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất...

Những kết quả đạt được sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU, là tiền đề, động lực để tỉnh Sơn La tập trung cao cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu nghị quyết đề ra theo lộ trình.

Minh Thu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tình quân và dân nơi biên giới

    Tình quân và dân nơi biên giới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Yên Châu có chung đường biên giới với huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào, nơi có Khu di tích cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài. Những năm qua, Ban Chỉ huy quân sự huyện Yên Châu thực hiện tốt đường lối đối ngoại quốc phòng, góp phần vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai dân tộc, Quân đội nhân dân hai nước Việt Nam - Lào nói chung, hai tỉnh Sơn La - Hủa Phăn nói riêng.
  • 'Địa chỉ kết nối những tấm lòng nhân ái

    Địa chỉ kết nối những tấm lòng nhân ái

    Xã hội -
    Phát huy tinh thần tương thân, tương ái, Hội Chữ thập đỏ huyện Quỳnh Nhai đã phát huy vai trò cầu nối hoạt động nhân đạo, từ thiện trong cộng đồng bằng những việc làm ý nghĩa, góp phần chung tay cùng địa phương thực hiện an sinh xã hội.
  • 'Chung tay vì cuộc sống cộng đồng

    Chung tay vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Thực hiện quyết định của UBND tỉnh Sơn La về phân công các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phụ trách giúp đỡ xã khu vực III trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2026, ngành Ngân hàng tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, tặng quà hộ nghèo, ủng hộ đầu tư sửa chữa, xây dựng mới các công trình, khắc phục thiệt hại bão lũ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Xây dựng NTM theo hướng toàn diện

    Xây dựng NTM theo hướng toàn diện

    Nông thôn mới -
    Thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 6/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới, cả hệ thống chính trị của tỉnh vào cuộc đã khơi thông các nguồn lực đầu tư và sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân, nhờ đó, bộ mặt nông thôn khởi sắc toàn diện…
  • 'Thị xã Mộc Châu hội nhập và phát triển

    Thị xã Mộc Châu hội nhập và phát triển

    Xã hội -
    Chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mộc Châu thêm niềm hân hoan phấn khởi bởi được nâng cấp thành thị xã của tỉnh Sơn La. Một mùa Xuân ngập tràn với bao tự hào và hy vọng.
  • 'Cơ hội của Đà Nẵng

    Cơ hội của Đà Nẵng

    Xã hội -
    Bước sang những năm đầu thập niên của thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng trong nhóm 20 quốc gia hàng đầu về thu hút đầu tư nước ngoài. Riêng trong năm 2024, với đà tăng trưởng 7,09%, quy mô nền kinh tế đã đạt 476,3 tỷ USD, đứng thứ 35 thế giới. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, từ tiềm lực phát triển cao, đặc biệt là tác động tích cực và xu hướng chính của thời đại trong đó có cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cơ hội phát triển bứt phá của đất nước ta ngày càng trở nên rõ nét hơn.
  • 'Ứng phó với biến đổi khí hậu

    Ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, huyện Thuận Châu chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh, sạch, an toàn, bền vững; tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, xử lý vi phạm pháp luật đất đai, tài nguyên nước và môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
  • 'Kiểm soát an toàn thực phẩm

    Kiểm soát an toàn thực phẩm

    Xã hội -
    Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng của nhân dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường. Huyện Sốp Cộp đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các xã tăng cường kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng trong dịp tết.