Cây mía ở bản Púng Khoai

Với việc trồng cây mía trên đất dốc thay thế lúa nương, cây sắn, bước đầu đem lại thu nhập ổn định, đang là hướng đi được người dân bản Púng Khoai, xã Chiềng Đông (Yên Châu) lựa chọn, với mong muốn sớm thoát nghèo.

Người dân bản Púng Khoai, xã Chiềng Đông (Yên Châu) trồng mía trên đất dốc.

Nói về phát triển kinh tế của bản trong thời gian qua, anh Hạng A Dê, Trưởng bản Púng Khoai cho biết: Bản có 32 hộ, 100%  là đồng bào dân tộc Mông và là hộ nghèo. Trước đây, bà con trong bản canh tác cây ngô, cây lúa nương theo cách truyền thống, không áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, nên năng suất cây trồng đạt thấp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Cuối năm 2016, bản đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Mía đường Sơn La trồng 18 ha mía/56 ha đất sản xuất nông nghiệp. Vụ thu hoạch mía đầu tiên sản lượng đạt 900 tấn mía cây, với giá thu mua của Công ty là 850 đồng/kg. Từ kết quả đó, niên vụ mía 2017-2018, bà con trong bản bảo nhau mở rộng thêm 7 ha mía, nâng tổng diện tích mía của bản lên 25 ha, với 26 hộ tham gia trồng.

Được biết, để có diện tích mía như hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bà con, bản còn được Công ty cổ phần Mía đường Sơn La cung ứng trước giống mía, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; cử cán bộ nông vụ hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp cho bà con từ khâu làm đất, cách trồng, chăm sóc mía và cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Đồng thời, thường xuyên phối hợp với các hộ trồng mía kiểm tra sự phát triển của cây mía, hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Đến nay, bà con đã cơ bản nắm bắt được kỹ thuật trồng, chăm sóc mía. Nhiều hộ có thu nhập từ 30-50 triệu đồng/năm từ trồng mía, như hộ các ông: Mùa A Nênh, Hạng A Dơ...

Đến thăm nương mía của gia đình anh Hạng A Lờ, bản Púng Khoai. Anh Lờ so sánh: 1 ha trồng ngô sau khi trừ chi phí chỉ lãi khoảng 10 triệu đồng, nhưng trồng 1 ha mía, trừ chi phí lãi 25 triệu đồng. Trồng mía không mất nhiều chi phí và công lao động, lại được hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc... Vì trồng mía hiệu quả, đầu năm 2018, gia đình tôi tiếp tục trồng thêm 1 ha mía trên diện tích đất trồng ngô trước đây. Gia đình tôi không còn bị đứt bữa trong vụ giáp hạt nữa.

Còn gia đình anh Hạng A Tủa, một trong những hộ trồng nhiều mía nhất bản Púng Khoai, nói: Thấy nhiều hộ trong bản trồng mía cho thu nhập ổn định hơn cây trồng khác, nên đầu năm 2018, gia đình tôi quyết định chuyển 3,8 ha đất trồng ngô, lúa nương sang trồng mía, được Công ty cổ phần Mía đường Sơn La cung ứng trước 39 tấn mía giống, 1,7 tấn phân bón lót và 500 gói thuốc bảo vệ thực vật. Để kịp thời vụ, chúng tôi đã huy động nhân lực của gia đình và một số bà con trong bản làm đất, trồng mía. Hiện, nương mía của gia đình đang phát triển tốt, dự kiến năm nay sẽ thu hoạch trên 200 tấn mía cây.

Từ khi cây mía vào đồng đất bản Púng Khoai, đời sống của các hộ trồng mía được cải thiện, nhiều hộ đã mua sắm được xe máy, tủ lạnh, máy lọc nước uống, sửa chữa nhà ở, số hộ đói giáp hạt cũng đã giảm xuống... Cây mía đã trở thành cây trồng chủ lực của bản Púng Khoai, hy vọng cây trồng này sẽ giúp nhân dân trong bản xóa được đói, nghèo.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Kế hoạch số 140/KH-UBND

    Kế hoạch số 140/KH-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 28/5/2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 140/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND ngày 29/4/2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, phạm vi, nội dung, mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  • 'Trường Sa ấm tình Sơn La: Kỳ 3: Tự hào hai tiếng Trường Sa

    Trường Sa ấm tình Sơn La: Kỳ 3: Tự hào hai tiếng Trường Sa

    Phóng sự -
    Giữa mênh mông biển cả, nơi những cơn sóng bạc đầu cuồn cuộn đêm ngày, quần đảo Trường Sa kiêu hãnh vươn mình như một biểu tượng bất diệt của lòng yêu nước và ý chí dân tộc Việt Nam. Nơi đây, từng hạt cát, mỗi nhành cây, ngọn cỏ đều thấm đẫm bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người con đất Việt.
  • 'Liên kết phát triển du lịch bền vững

    Liên kết phát triển du lịch bền vững

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch cộng đồng, huyện Mường La khuyến khích các hộ đầu tư homestay, cải tạo cảnh quan với quy mô 3 khách sạn, 31 nhà nghỉ, homestay, 2 điểm du lịch cộng đồng; tạo việc làm trên 100 lao động trực tiếp, hơn 300 lao động gián tiếp. Từ đầu năm đến nay, huyện đón gần 140.000 lượt khách, trong đó, 700 khách quốc tế, tổng doanh thu ước đạt 48,8 tỷ đồng.
  • 'Vai trò của HTX trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

    Vai trò của HTX trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới hoạt động, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Sông Mã đã chủ động liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản để nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm, tăng thu nhập cho các thành viên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Đơn vị tiêu biểu thu thuế

    Đơn vị tiêu biểu thu thuế

    Trên địa bàn huyện Sông Mã và Sốp Cộp có 205 doanh nghiệp, HTX nhỏ và siêu nhỏ; có 7 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ; 1785 hộ kinh doanh cá thể. Trong những năm qua, Đội Thuế liên huyện Sông Mã - Sốp Cộp đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, luôn hoàn thành mục tiêu thu ngân sách trên địa bàn về đích sớm, vượt chỉ tiêu giao và là một trong những đơn vị được Chi cục Trưởng Chi cục Thuế khu vực IX tuyên dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020-2025.
  • 'Thanh niên Thuận Châu khởi nghiệp, sáng tạo

    Thanh niên Thuận Châu khởi nghiệp, sáng tạo

    Xã hội -
    Huyện đoàn Thuận Châu có 29 cơ sở đoàn, 526 chi đoàn, với hơn 7.000 đoàn viên. Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, Huyện đoàn đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ về kiến thức, kỹ thuật và kết nối nguồn lực, giúp đoàn viên thanh niên xây dựng các mô hình kinh tế, mang lại thu nhập ổn định.