Hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế

Triển khai các chương trình hỗ trợ hội viên, Hội Nông dân xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, đã tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và tạo điều kiện cho hội viên, nông dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả.

Giọng nữ
Cán bộ Hội Nông dân xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu hướng dẫn nông dân chăm sóc bí xanh.

Được cán bộ Hội Nông dân xã Chiềng Tương giới thiệu, chúng tôi vượt hơn 5 km đường đất đến bản Pa Kha 2 thăm mô hình trồng bí xanh hơn 4.000 m² của gia đình anh Lìa Láo Bang, đang cho thu hoạch. Anh Bang chia sẻ: Trước đây, gia đình chỉ biết trồng ngô, thu nhập bấp bênh. Năm 2021, được Hội Nông dân xã tạo điều kiện tham gia lớp tập huấn và tham quan một số mô hình trồng bí xanh trong huyện, tôi quyết định trồng thử nghiệm. Năm đầu tiên, cho thu hoạch 13 tấn quả, giá bán trung bình 13.000 đồng/kg, cao gấp 3 lần so với trồng ngô. Năm nay, dự kiến thu được khoảng 15 tấn quả, sau khi trừ chi phí, thu về khoảng 160 triệu đồng.

Chúng tôi tiếp tục đến bản Pa Kha 1, thăm mô hình trồng 1.200 cây mận hậu của gia đình ông Giàng A Trang, mỗi năm thu nhập hơn 470 triệu đồng. Ông Trang chia sẻ: Trước đây gia đình để cây mận phát triển tự nhiên, nên năng suất, chất lượng thấp. Khoảng 5 năm trở lại đây, được tham gia các lớp tập huấn chăm sóc cây mận hậu do Hội Nông dân xã phối hợp tổ chức, sau khi thu hoạch, gia đình tập trung cắt tỉa những cành già, sâu bệnh, tạo tán để tiện chăm sóc và thu hoạch. Đồng thời, bổ sung phân bón, chất dinh dưỡng cho cây và phải tỉa bớt từ 30-50% số lượng quả, để sản phẩm có mẫu mã đẹp, quả to, chất lượng, được nhiều thương lái tìm mua. Bên cạnh đó, gia đình đã trồng thêm 780 cây nhãn, đang phát triển tốt, sang năm bắt đầu cho thu hoạch quả.

Đến nay, Hội đã nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội hơn 12,8 tỷ đồng cho 295 hộ hội viên vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; tổ chức tập huấn về chăn nuôi và chăm sóc cây lê, mận cho 80 hội viên; hướng dẫn nông dân trồng thử nghiệm 2,7 ha cây cà phê; tư vấn đăng ký mua 2.000 túi bao quả xoài, ổi, lê... cho 15 hộ hội viên.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân xã phát động hội viên tích cực hưởng ứng phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, vươn lên làm giàu, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu, có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Hiện nay, có 34 hộ đạt danh hiệu "Sản xuất, kinh doanh giỏi" các cấp.

Ông Giàng Lao Xà, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Chiềng Tương, cho biết: Hằng năm, hội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện mở các lớp tập huấn hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả; phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; giới thiệu một số giống cây trồng mới, có hiệu quả và hỗ trợ cung ứng cây giống để người dân trồng thử nghiệm. Tuyên truyền vận động hội viên, nông dân liên kết thành lập các tổ hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, HTX sản xuất.

Đẩy mạnh hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, Hội Nông dân xã Chiềng Tương tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, thâm canh tăng vụ. Tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Ngọc Khiêm (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.