Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI

Với mục tiêu đánh giá chất lượng thực thi các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực thi các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh ta, tháng 7/2018, Đề tài “Nghiên cứu nâng cao chất lượng thực thi các thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Sơn La” được triển khai thực hiện.

 

Thạc sỹ Nguyễn Thị Thiêm, Chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả nghiên cứu

với Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh.

Đề tài do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì, Thạc sỹ Nguyễn Thị Thiêm làm Chủ nhiệm. Sau 2 năm triển khai, nhóm thực hiện đề tài đã nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá chất lượng thực thi các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); phân tích thực trạng tổ chức thực thi các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La; đánh giá chất lượng thực thi thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp trên cả phương diện cán bộ thực thi thủ tục hành chính và doanh nghiệp. Đề tài tiến hành nghiên cứu chuyên sâu đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố và các huyện: Vân Hồ, Mộc Châu, huyện Mai Sơn và một số sở, ngành của tỉnh. Theo đó, các sở, ngành và địa phương của tỉnh là các đơn vị thực thi các thủ tục hành chính có liên quan đến 10 nhóm thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp và 10 chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); tiến hành khảo sát tại các huyện với đối tượng là cán bộ chuyên môn và cán bộ bộ phận một cửa ở các trung tâm hành chính công cấp huyện. Bên cạnh đó, nhóm thực hiện đề tài đã nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá chất lượng thực thi các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), bao gồm hệ thống các khái niệm, cải cách và nâng cao chất lượng thực thi thủ tục hành chính; yêu cầu và nguyên tắc thực thi thủ tục hành chính; mối quan hệ giữa thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; việc nâng cao chất lượng thực thi thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng thực thi thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp.

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) có 10 chỉ số thành phần, đó là: Gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động, hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý, cạnh tranh bình đẳng. Để nâng cao những chỉ số thành phần này thì chất lượng thực thi thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, như: Thủ tục hành chính về thuế, đất đai, thành lập doanh nghiệp, tín dụng đóng vai trò quan trọng, góp phần cải thiện điểm số và xếp hạng PCI.

Thạc sỹ Nguyễn Thị Thiêm, Chủ nhiệm đề tài, cho biết: Trên cơ sở khoa học từ phân tích mô hình, khảo sát và phân tích thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực thi thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, gồm: Giải pháp về rà soát thủ tục hành chính, giải pháp về bộ máy thực thi, giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, giải pháp truyền thông, giám sát, theo dõi, quy trình thực hiện và các giải pháp theo các nhóm thủ tục hành chính liên quan đến các chỉ số thành phần PCI. Đây là yếu tố quan trọng góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo môi trường thuận lợi thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Theo đánh giá của Tiến sỹ Nguyễn Minh Đức, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Đề tài có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, chỉ ra những khó khăn, bất cập và hạn chế trong thực thi thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng thực thi thủ tục hành chính, góp phần cải thiện PCI tỉnh Sơn La. Kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ là cơ sở để tỉnh Sơn La tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, khẳng định niềm tin với doanh nghiệp .

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.