Đảm bảo các điều kiện cho học sinh bán trú

Cùng với chuẩn bị chu đáo các điều kiện bước vào năm học mới 2023-2024, huyện Vân Hồ đã triển khai việc tổ chức nấu ăn tập trung tại các trường phổ thông có học sinh bán trú trên địa bàn, giúp học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện học tập tốt nhất.

Nhân viên Trường THCS Lóng Luông, huyện Vân Hồ sắp xếp nhà ăn cho học sinh bán trú.

Trước thềm năm học mới, cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường THCS Lóng Luông, xã Lóng Luông tập trung dọn vệ sinh khu vực nấu ăn, khu ở của học sinh bán trú để đảm bảo tổ chức nấu ăn tập trung cho các em từ ngày khai giảng 5/9. Thầy giáo Lương Văn Huyến, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin: Năm học này, nhà trường có 595 học sinh, trong đó có 250 học sinh bán trú, đều là con em đồng bào dân tộc Mông. Với số lượng học sinh bán trú nhiều, để đảm bảo cho các em được học tập và sinh hoạt trong môi trường tốt nhất, trước thềm năm học mới, nhà trường tiến hành tu sửa cơ sở vật chất, chỗ ăn, chỗ ở của học sinh. Hiện nay, nhà trường có 9 phòng ở dành cho học sinh bán trú.

Căn cứ trên định mức được hỗ trợ, Trường THCS xã Lóng Luông cân đối tổ chức nấu cho học sinh ngày ăn 3 bữa/ngày, từ sáng thứ 2 đến trưa thứ 7 hằng tuần. Nhà trường chọn những đơn vị cung ứng thực phẩm tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng; tuân thủ các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các bữa ăn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, sạch sẽ, an toàn, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, giúp các em có sức khỏe tốt, yên tâm học tập.

Ông Mùa A Chú, đại diện phụ huynh học sinh bán trú bản Co Chàm, xã Lóng Luông, chia sẻ: Bản hiện có 70 học sinh bán trú học tập tại trường, các gia đình đều làm nông nghiệp, suốt ngày trên nương, dưới ruộng. Khi các con đến trường được lo ăn ngủ, học hành, phụ huynh chúng tôi rất yên tâm, cám ơn các thầy, cô nhiều lắm.

Năm học 2023-2024, huyện Vân Hồ có 34 đơn vị giáo dục, với hơn 18.100 học sinh thuộc các bậc học, trong đó, có 14 trường tổ chức nấu ăn cho hơn 2.500 học sinh bán trú. Ông Phạm Thanh Hải, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ, cho biết: Bảo đảm điều kiện sinh hoạt cho các em học sinh bán trú, ngay từ trong dịp hè, Phòng đã tập trung chỉ đạo các đơn vị trường học trực thuộc rà soát cơ sở vật chất phục vụ công tác tổ chức bán trú. Các trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh tham gia lao động vệ sinh trường, lớp và khu vực tổ chức nấu ăn, khu ở bán trú cho học sinh; lên phương án tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung dụng cụ nhà bếp và các điều kiện khác đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của học sinh bán trú.

Việc tổ chức nấu ăn cho học sinh bán trú được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn quan tâm đầu tư, tích cực đóng góp công sức, vật liệu, tiền làm bếp ăn, nhà ở. Tích cực vận động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân hỗ trợ, tu sửa cơ sở vật chất phục vụ công tác bán trú. Đặc biệt, trong dịp hè vừa qua, Thành ủy Đà Nẵng đã xây tặng Trường tiểu học và THCS Chiềng Yên khu nhà bán trú 3 tầng với 24 phòng ở; Quỹ Hy vọng xây tặng Trường tiểu học và THCS Quang Minh một nhà bán trú 8 phòng ở và 20 nhà vệ sinh cho một số trường học trên địa bàn. Hiện nay, toàn huyện có 14 nhà ăn, 146 phòng ở bán trú, 60 công trình vệ sinh, 14 công trình nước sinh hoạt phục vụ việc ăn ở, sinh hoạt cho học sinh bán trú.

Rèn cho học sinh bán trú ăn ở, sinh hoạt theo đúng nền nếp, ngay từ đầu năm học, các trường còn xây dựng nội quy bán trú, thời gian biểu, đồng thời, phân công giáo viên trực, quản lý học sinh bán trú. Xây dựng thời gian biểu cho các hoạt động học tập cũng như sinh hoạt, vui chơi của học sinh hợp lý, khoa học; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện; nhờ đó các em bớt rụt rè, sôi nổi, năng động hơn. Cùng với đó, giáo viên có điều kiện gần gũi, thân thiện với học sinh nắm bắt điều kiện, hoàn cảnh, tập quán, từ đó, có phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh...

Năm học mới 2023-2024 đã đến gần, thời điểm này, các nhà trường đã hoàn thành công tác chuẩn bị và sẵn sàng cho năm học mới, đặc biệt là công tác tổ chức nấu ăn cho học sinh bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đề ra.

Bài, ảnh: Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hoa đào nở sớm nơi rẻo cao Tà Xùa

    Hoa đào nở sớm nơi rẻo cao Tà Xùa

    Du lịch -
    Thời điểm này, không gian vùng cao xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, đã được tô điểm sắc hồng của hoa đào nở sớm, khiến nhiều du khách ngỡ ngàng, thích thú ghi lại những bức hình kỷ niệm đẹp.
  • 'Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La

    Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 24/10, các đồng chí: Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
  • 'Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Mường La được HĐND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 135 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 125 tỷ đồng. HĐND huyện giao dự toán thu 141,75 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 131,75 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, Chi cục thuế khu vực Thành phố - Mường La đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán được giao.
  • 'Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Kinh tế -
    Từ nhiều năm qua, cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Thuận Châu. Thời điểm này, về các xã trọng điểm trồng cà phê của huyện như: Bản Lầm, Chiềng Bôm, Muổi Nọi, Tông Lạnh.., chúng tôi chia vui cùng bà con, vì giá cà phê năm nay cao hơn so với mọi năm.
  • 'Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Xã hội -
    những năm gần đây, công tác theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, quản lý đầu tư, triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Phù Yên được chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm, tỷ lệ che phủ, chất lượng rừng từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • 'Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mai Sơn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.