Làm lại cuộc đời không bao giờ muộn

Từng bị tuyên án tử hình, ông Nguyễn Xuân Bàn, thôn 1, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu được ân giảm xuống mức án chung thân. Nhờ cải tạo tốt, sau 15 năm chấp hành án tại trại giam Thủ Đức (Bình Thuận), ông được tha tù trước thời hạn. Trở về địa phương, ông quyết tâm trở thành công dân có ích, phát triển kinh tế gia đình và tích cực tham gia các phong trào, các hoạt động tại địa phương.

Theo người dân hướng dẫn, chúng tôi đến vườn ươm cây giống của ông Nguyễn Xuân Bàn. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn ươm của gia đình, ông Bàn kể: Năm 1992, nghe bạn bè xấu rủ rê, lại đang lúc khó khăn về kinh tế, tôi đã tham gia vào đường dây mua bán trái phép chất ma túy và bị Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên án tử hình. Căn cứ vào các tình tiết của vụ án và hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi được ân giảm xuống tù chung thân và được tha tù trước thời hạn vào năm 2007. Trở về với cộng đồng, việc lập nghiệp không mấy dễ dàng, nhưng được gia đình động viên, giúp đỡ, sự quan tâm của chính quyền địa phương, tôi được vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển kinh tế.

             

Ông Nguyễn Xuân Bàn, Thôn 1, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu chăm sóc vườn ươm cây giống của gia đình.

             

Từ nguồn vốn vay ưu đãi cùng kiến thức có được khi theo học ngành lâm sinh tại Trường trung cấp Lâm nghiệp ở Chiềng Pấc trước khi vào tù, ông Bàn đã ươm 5.000 cây giống cà phê trên mảnh vườn rộng 400 m² của gia đình. Cẩn thận từ khâu làm đất, trộn phân, đóng bầu, ươm giống, che chắn vườn, đến phòng, trị bệnh cho cây, tỷ lệ cây sống đạt cao, chất lượng tốt, giá bán phải chăng, nên thu hút nhiều khách hàng. Năm đó, trừ chi phí, gia đình ông trả được nợ ngân hàng và lãi hơn 20 triệu đồng.

             

Tích lũy được vốn từ những lần xuất bán cây giống, ông Nguyễn Xuân Bàn tiếp tục mở rộng mặt bằng, mở rộng quy mô vườn và ươm thêm một số chủng loại cây giống có giá trị kinh tế cao. Hiện, vườn ươm của ông rộng trên 5.000 m², với khoảng 400.000 cây giống, gồm: Thông, trám, lát, đào, keo, chủ yếu cung ứng cho dự án trồng rừng của huyện Thuận Châu, ngoài ra, còn bán cho người dân trồng lại rừng sau khai thác. Giá bán tại vườn là 1.200 đồng/cây, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập trên 300 triệu đồng. Đồng thời, tạo việc làm cho 4 lao động, với mức tiền công 5 triệu đồng/người/tháng

             

Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Bàn còn tích cực tham gia các phong trào của địa phương. Ông được tín nhiệm bầu làm Trưởng ban công tác mặt trận của thôn, Trưởng ban quản lý chợ xã Tông Lạnh. Làm công tác mặt trận, ông Bàn thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phát triển kinh tế gia đình; góp công, góp của tham gia xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2019 đến nay, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân trong thôn đã tự nguyện đóng góp được hơn 300 triệu đồng để xây mới nhà văn hóa thôn, bê tông 1,2 km đường ngõ xóm. Toàn thôn 1 hiện có 215 hộ, thu nhập bình quân đạt 39 triệu đồng/người/năm.

             

Mấy năm khởi nghiệp với nghề ươm cây giống, ông Nguyễn Xuân Bàn đã mua được đất, xây ngôi nhà 3 tầng khang trang. Trước khi chia tay, ông còn phấn khởi khoe mới mua hai chiếc ô tô cho con trai và con gái từ tiền bán cây giống. Mong rằng, những người đã từng lầm lỗi cũng sẽ vượt qua mặc cảm, nỗ lực hoàn lương như ông Nguyễn Xuân Bàn, trở thành người có ích cho xã hội.

Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đột phá trong giáo dục mũi nhọn

    Đột phá trong giáo dục mũi nhọn

    Khoa Giáo -
    Với sự đổi mới, sáng tạo và tâm huyết của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, ngành Giáo dục - Đào tạo Sơn La tiếp tục đạt được thành tích cao về chất lượng giáo dục mũi nhọn ở nhiều sân chơi trí tuệ cấp quốc gia và khu vực.
  • 'Đối thoại tạo đồng thuận của nhân dân

    Đối thoại tạo đồng thuận của nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Đến các xã của huyện Phù Yên, câu chuyện người đứng đầu cấp ủy, chính quyền huyện về cơ sở đối thoại với nhân dân, giải quyết kịp thời những vướng mắc đã tạo sự đồng thuận của nhân dân trong thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, cũng như hạn chế phát sinh vụ việc phức tạp.
  • 'Những mái ấm nghĩa tình

    Những mái ấm nghĩa tình

    Xã hội -
    Chủ trương về xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh ta được hiện thực hóa là những ngôi nhà mang tên “Nhà nghĩa tình đồng đội” của Hội Cựu chiến binh; “Mái ấm công đoàn” của Liên đoàn Lao động; “Mái ấm tình thương” của Hội Liên hiệp phụ nữ; “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đại đoàn kết” của các cơ quan, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đứng ra vận động, ủng hộ và hỗ trợ xây dựng, giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống.
  • 'Lên vùng cao Thuận Châu

    Lên vùng cao Thuận Châu

    Xã hội -
    Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp trở lại các xã vùng cao của huyện Thuận Châu - nơi có phần lớn đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Từ một vùng đất nghèo, nay đã khoác lên mình một diện mạo nông thôn mới.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 1/2/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 1/2/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa có cường độ suy yếu và dịch chuyển dần ra phía Đông.   Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, trời rét, trưa chiều trời nắng.
  • 'Mộc Châu thu hút khách du xuân

    Mộc Châu thu hút khách du xuân

    Du lịch -
    Cao nguyên Mộc Châu bước vào mùa xuân, khoác trên mình màu trắng tinh khôi của hoa cải, hoa mận; màu xanh non của đồng cỏ, đồi chè trải khắp sườn đồi như mời gọi du khách đến thưởng ngoạn. Từ mùng 2 Tết Nguyên đán Ất Tỵ, dòng người từ các tỉnh, thành phố náo nức đến cao nguyên Mộc Châu du xuân.