Nâng tầm và tạo sự thu hút khách du lịch cho các khu, điểm du lịch trong Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Ngày 10/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo “Nâng tầm và tạo sự thu hút khách du lịch cho các khu, điểm du lịch trong Khu du lịch quốc gia Mộc Châu thông qua việc sưu tầm và biên dựng các câu chuyện, lời dẫn mang tính biểu trưng của văn hóa du lịch”. Tham dự có đại diện một số sở, ngành của tỉnh; các hội thành viên; đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh Hội thảo.

Theo khảo sát, đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới, trong những năm gần đây, hầu hết các quốc gia có ngành du lịch đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều đang tập trung đầu tư nhiều hơn vào phát triển, quảng bá và xúc tiến du lịch văn hóa - lịch sử. Nguyên nhân là do dòng khách quốc tế từ các thị trường du lịch tiềm năng thường ưa thích các điểm đến với các sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử của địa phương. Tại nước ta, ước tính tỷ lệ khách quốc tế tới tham quan và trải nghiệm các sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử của các tỉnh, thành trong cả nước chiếm khoảng hơn 40%. Du lịch văn hóa - lịch sử đã và đang trở thành một loại hình sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn và tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành du lịch.

Các đại biểu dự hội thảo

Các câu chuyện văn hóa, lịch sử trở thành một bộ phận quan trọng trong phát triển du lịch nhằm tạo ra điểm nhấn, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách. Cùng với việc đảm bảo chất lượng các dịch vụ, việc tạo thêm cảm xúc cho khách du lịch thông qua những câu chuyện, lời dẫn trong quá trình trải nghiệm là rất cần thiết, để thu hút du khách, giữ chân và khuyến khích du khách quay trở lại.

Đại biểu tham luận tại hội thảo

Hội thảo đã nhận được 11 bài tham luận của các nhà nghiên cứu, tổ chức và doanh nghiệp, tập trung về những nội dung: Định hướng phát triển du lịch tỉnh Sơn La; sự cần thiết của việc sưu tầm và biên dựng các câu chuyện, lời dẫn mang tính biểu trưng của văn hóa du lịch; thực trạng công tác phát triển du lịch và những yêu cầu đặt ra đối với việc biên dựng các câu chuyện, lời dẫn gắn với các các khu, điểm du lịch trong Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; một số sự kiện lịch sử có thể khai thác phục vụ hoạt động du lịch trong Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; du lịch văn học; kinh nghiệm “thổi hồn” cho các khu, điểm du lịch ở một số địa phương của Trung Quốc; giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch dựa trên khai thác tài nguyên văn hoá; giải pháp huy động văn nghệ sĩ tham gia biên dựng các câu chuyện, lời dẫn mang tính biểu trưng của văn hóa du lịch…

Đại diện đến từ các công ty lữ hành, doanh nghiệp du lịch cũng thảo luận, góp ý, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển du lịch gắn với lịch sử, văn hóa địa phương.

Các đại biểu tham quan gian hàng OCOP của Mộc Châu trưng bày tại hội thảo

Hội thảo nhằm xây dựng nguồn tư liệu, làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc sưu tầm và biên dựng các câu chuyện, lời dẫn mang tính biểu trưng của văn hóa du lịch; đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm mục tiêu xây dựng các sản phẩm du lịch văn hoá – lịch sử hấp dẫn du khách tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, góp phần phát triển du lịch Sơn La xứng tầm với tiềm năng, lợi thế.

 

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Thời gian qua, huyện Quỳnh Nhai chủ động xây dựng giải pháp chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
  • '“Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    “Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Hiện nay, huyện Bắc Yên có 21 báo cáo viên cấp huyện, 324 tuyên truyền viên cấp cơ sở. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng tại cơ sở, hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
  • 'Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Nông thôn mới -
    Xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại không chỉ là khẩu hiệu, mà trở thành hành động, được hội viên phụ nữ xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tích cực hưởng ứng, với những mô hình, cách làm hay, thiết thực, hiệu quả.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Đẩy nhanh tiến độ tuyến đường liên xã Chiềng Khừa - Lóng Sập; Sửa chữa đoạn tuyến từ Km71+300 đến Km80+00, quốc lộ 279D; Hỗ trợ sản xuất cho nhân dân thuộc vùng di dân TĐC thủy điện Sơn La nĐảm bảo đủ thuốc và vật tư y tế để khám, điều trị bệnh
  • 'Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Quốc phòng -
    Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, giai đoạn 2015 - 2025, tỉnh Sơn La triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
  • 'Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới -
    Đến bản Phiêng Hỳ, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, cảm nhận được sức sống từ diện mạo bản nông thôn mới, với kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
  • 'Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Xã hội -
    Đồng hành, hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, Hội Nông dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, chú trọng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập.
  • 'Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Năm 2024, huyện Thuận Châu có 46.630 ha/67.690 ha rừng, thuộc 3.172 chủ rừng được chi trả trên 16,7 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng. Ngay sau khi hoàn thành giải ngân, Chi nhánh Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai phối hợp với Hạt Kiểm lâm tham mưu cho huyện rà soát, xác định diện tích rừng đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2025.