Du lịch xanh, bền vững thành xu hướng chủ đạo

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, nhất là sau khi thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19, du lịch xanh, bền vững ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo được đông đảo du khách lựa chọn.

Tháng 9/2023, Silk Sense Hoi An River Resort chính thức công bố là khu nghỉ dưỡng không còn rác thải nhựa, đồ nhựa dùng một lần.
Tháng 9/2023, Silk Sense Hoi An River Resort chính thức công bố là khu nghỉ dưỡng không còn rác thải nhựa, đồ nhựa dùng một lần.

Thực tế này đòi hỏi ngành công nghiệp không khói Việt Nam cần có chiến lược và giải pháp phát triển du lịch xanh, đáp ứng sự thay đổi về nhu cầu của du khách sau đại dịch.

Thời gian qua, du lịch Việt Nam đã đạt được những bước tiến dài cả về lượng khách và doanh thu của thị trường quốc tế cũng như nội địa; song sự tăng trưởng du lịch mạnh mẽ đang gây ra những áp lực không nhỏ tới cảnh quan, văn hóa, nhất là tại những điểm đến có sự phát triển “nóng”.

Với đặc thù khai thác chủ yếu dựa trên nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn sẵn có, du lịch Việt Nam muốn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, không cách nào khác cần phát triển theo hướng xanh, có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Đây cũng chính là “chìa khóa” để phát triển du lịch bền vững. Theo Báo cáo của Ủy ban châu Âu về hành vi tiêu dùng của du khách được thực hiện năm 2020, có tới 82% số dân Liên minh châu Âu (EU) cho biết có thể thay đổi thói quen để bảo đảm tính bền vững của du lịch; 48% sẵn sàng giảm rác thải khi đi du lịch; thậm chí chấp nhận trả thêm phí để bảo vệ môi trường thiên nhiên (35%) hoặc để mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương (33%).

Báo cáo điều tra xã hội học đối với các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam về mức độ sẵn sàng của khách du lịch quốc tế trong phát triển du lịch bền vững được nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) thực hiện gần đây cũng cho thấy: 76% sẵn sàng giảm rác thải trong kỳ nghỉ; 62% sẵn sàng tiêu thụ sản phẩm địa phương; 45% sẵn sàng sử dụng phương tiện di chuyển ít tác động đến môi trường; 45% chọn thời gian nghỉ ngoài mùa cao điểm; 38% sẵn sàng hỗ trợ cộng đồng địa phương; 31% sẵn sàng lựa chọn điểm đến ít phổ biến hơn; 28% chọn giảm sử dụng nước trong kỳ nghỉ.

Ngày càng có nhiều du khách quốc tế quan tâm và lựa chọn những hoạt động du lịch ngoài trời tại Việt Nam như: Đi bộ, leo núi, bơi lội..., qua đó, vừa được thưởng thức thiên nhiên, vừa được nâng cao sức khỏe, góp phần giảm những tác động có hại đến tài nguyên thiên nhiên.

Trên thực tế, xu hướng tiêu dùng xanh, bền vững không chỉ phổ biến trong cộng đồng khách quốc tế mà đang dần trở thành thói quen của du khách Việt Nam. Theo khảo sát của nền tảng Booking.com, có tới 88% số du khách nội địa cho hay dịch Covid-19 đã thúc đẩy họ muốn đi du lịch theo cách bền vững.

Dù có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn, nhưng du khách sẵn sàng bỏ thêm chi phí để giảm những ảnh hưởng có hại đến thiên nhiên, di sản văn hóa địa phương. Không chỉ tìm kiếm các tour du lịch thân thiện với thiên nhiên, du khách còn tham gia những hoạt động bảo vệ môi trường tại điểm đến và ủng hộ các dự án du lịch bền vững.

Tất cả đánh dấu bước tiến tích cực trong việc hình thành xu hướng du lịch xanh tại Việt Nam, mang lại lợi ích cho môi trường và sức khỏe con người, đồng thời giúp ngành du lịch phát triển theo hướng bền vững, tạo ra những trải nghiệm tốt hơn, sâu sắc hơn cho cả du khách và điểm đến.

Những năm gần đây, du lịch xanh ngày càng được quan tâm, trở thành hướng phát triển quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. “Du lịch và đầu tư xanh” được chọn là chủ đề của Ngày Du lịch thế giới năm 2023 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường đầu tư cho du lịch xanh để hướng tới phát triển bền vững. Tại Việt Nam, đón đầu xu hướng này, nhiều địa phương, điểm đến đã tiên phong phát triển du lịch xanh.

Tiêu biểu phải nói tới Hội An (Quảng Nam) - điểm đến từ rất sớm đã kêu gọi cộng đồng, du khách hạn chế dùng đồ nhựa sử dụng một lần. Tháng 9/2023, Hội An chính thức ra mắt mô hình “Khách sạn không rác thải nhựa”. Thành phố này phấn đấu mỗi năm giảm từ 13-15% rác thải nhựa, tiến đến năm 2025 không còn phát sinh rác thải nhựa dùng một lần.

Gần đây, huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) cũng đã áp dụng thí điểm quy định du khách không mang chai nhựa, túi ni-lông, vật liệu có nguy cơ ô nhiễm môi trường khi đi du lịch... Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch cũng đã chuyển đổi hoạt động theo mô hình tiết kiệm điện năng, tiết kiệm nước, chú ý đến các hoạt động tái chế nhằm giảm rác thải nhựa...

 

Một số tour du lịch xanh tiêu biểu đã được hình thành, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, như tour chèo thuyền vớt rác ở Hội An; tour thám hiểm hang động tại Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình); tour xem rùa đẻ trứng ở Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo...

Nối tiếp Năm Du lịch quốc gia 2022 “Quảng Nam-Điểm đến du lịch xanh”, Năm Du lịch quốc gia 2023 với chủ đề: “Bình Thuận-Hội tụ xanh” đã tiếp tục khẳng định nỗ lực cũng như quan điểm nhất quán của Việt Nam trong phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững.

Tại Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 về Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì hai nhóm nhiệm vụ là “Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững” và “Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch theo hướng tăng trưởng xanh (du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch nghỉ dưỡng biển đảo gắn với phát triển kinh tế biển xanh, du lịch thể thao mạo hiểm bảo đảm các tiêu chuẩn, tiêu chí xanh...), phát triển sản phẩm du lịch xanh”.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 cũng đã xác định phát triển du lịch Việt Nam với định hướng bền vững và bao trùm trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững.

Chiến lược đưa ra nhiều giải pháp như: Ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh, sạch trong kinh doanh du lịch; nâng cao năng lực kiểm soát ô nhiễm, bảo đảm ngăn chặn, giảm và xử lý hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động du lịch; khuyến khích các cơ sở dịch vụ du lịch sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản phẩm tái chế, tái sử dụng, ứng dụng công nghệ sạch để hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm phát thải khí nhà kính...

Để nâng cao hiệu quả phát triển du lịch xanh, các chuyên gia cho rằng bên cạnh đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức cho cộng đồng, doanh nghiệp, du khách về du lịch có trách nhiệm, Việt Nam nên tập trung phát triển một số dòng sản phẩm du lịch gắn với thiên nhiên được du khách quan tâm nhiều sau đại dịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng.

Đây đều là những loại hình du lịch thân thiện, đem lại nhiều giá trị trải nghiệm cho du khách. Theo bà Phạm Thị Hải Yến (Trường đại học Văn hóa Hà Nội), Việt Nam cần có chính sách ưu đãi đầu tư đối với các dự án phát triển du lịch xanh; đồng thời ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng thay thế; triển khai công nghệ “3R” (Reduce-Reuse-Recycle, tức là Tiết giảm-Tái sử dụng-Tái chế) trong hoạt động phát triển du lịch…

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Cao Quốc Chung, Phó Giám đốc chi nhánh Công ty Vidotour tại Hà Nội khẳng định: Việt Nam hoàn toàn có thể nắm bắt và tận dụng xu thế lựa chọn du lịch xanh của du khách để hài hòa mâu thuẫn lâu nay giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái cộng đồng.

Thay vì chỉ đến tham quan, du khách hiện nay có xu hướng muốn hòa nhập vào cộng đồng, được trò chuyện, học hỏi, chia sẻ với người dân địa phương, cùng tham gia các lễ hội, học nấu các món ăn, thực hành nghề thủ công truyền thống... Bằng cách này, họ vừa trực tiếp đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư bản địa, vừa góp phần bảo tồn, phát triển văn hóa địa phương.

Vì thế, phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững cần đặc biệt quan tâm đến việc tạo ra những trải nghiệm, tương tác đáng nhớ cho du khách với cộng đồng địa phương, bởi đây cũng là yếu tố quan trọng góp phần phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm với môi trường và xã hội...

Theo NDĐT
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    An ninh trật tự -
    Ngày 26/11, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án Công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động lập “Nhà nước Mông” trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 – 2025 và Đề án Công tác công an tham mưu thu hút các dự án kinh tế trọng điểm đầu tư vào địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.