Bài học từ du lịch Phú Quốc

Ngày 18/12, Ủy ban nhân dân thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) tổ chức hội nghị công bố chiến dịch kích cầu du lịch “Tôi yêu Phú Quốc-I love Phu Quoc”. Chiến dịch gồm nhiều giải pháp đồng bộ, từ tăng cường truyền thông, quảng bá hình ảnh cho đến các hoạt động kiểm tra, kiểm soát giá cả các loại dịch vụ, hàng hóa du lịch; đồng thời giới thiệu các sản phẩm nhằm đón khách du lịch dịp cuối năm.

Phú Quốc triển khai chiến dịch kích cầu du lịch toàn diện nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước. Ảnh minh họa
Phú Quốc triển khai chiến dịch kích cầu du lịch toàn diện nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, chiến dịch kích cầu du lịch của Phú Quốc có khá nhiều khác biệt. Bởi trong khi hầu hết các địa phương trong cả nước tổ chức các chiến dịch nhằm tăng tốc cho du lịch năm 2024, Phú Quốc lại đang phải loay hoay lấy lại hình ảnh.

Mặc dù dịp cuối năm 2023, du lịch đến Phú Quốc đã tăng trưởng trở lại, nhưng nhìn lại cả năm, đảo ngọc trải qua nhiều giai đoạn thất bát. Các dịp nghỉ lễ như 30/4-1/5 và 2/9 đều là những cao điểm mà ngành kinh tế du lịch cả nước hoạt động hết công suất thì ở cả hai đợt, du lịch Phú Quốc đều gặp khó khăn, thậm chí là giảm sâu về tất cả các tiêu chí: Lượng khách, công suất sử dụng phòng và doanh thu du lịch.

Nguyên nhân khách quan đầu tiên phải kể đến giá vé máy bay đi Phú Quốc trong năm tăng vọt. Nguyên nhân chủ quan là điều mà nhiều khách du lịch lo ngại nhất khi nói đến du lịch đảo ngọc này là chi phí ăn, nghỉ, tham quan quá cao. Do du lịch tại đây phát triển quá nóng, các loại hình dịch vụ nở rộ, dẫn đến cách làm ăn chộp giật.

Phú Quốc vốn là thiên đường du lịch nên ai cũng nghĩ du lịch thành phố sẽ phát triển thần tốc sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc. Nhưng rồi, với cách làm ăn của mình, du lịch Phú Quốc đã “mua dây buộc mình”. Thế nên, đáng ra chiến dịch kích cầu du lịch nhắm đến việc tăng tốc thì Phú Quốc lại phải tập trung xây dựng môi trường “sạch”.

 

Dịp này, thành phố Phú Quốc công bố kiện toàn tổ kiểm tra liên ngành “Giám sát, kiểm soát chất lượng và giá cả dịch vụ du lịch Phú Quốc” và chính thức ban hành, công bố Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên toàn thành phố. Nhiệm vụ của tổ kiểm tra là thực hiện kiểm tra, kiểm soát và xử lý những vi phạm về giá thành, chất lượng dịch vụ, chất lượng hướng dẫn viên, các phương tiện giao thông như ta-xi, ca-nô, tàu thuyền du lịch... còn Quy tắc ứng xử hướng đến việc xây dựng một môi trường văn minh, thân thiện từ cộng đồng.

Chúng ta có thể kỳ vọng một bước đột phá về tư duy làm du lịch từ chiến dịch, nhất là những bài học về thất bại trong đón khách một số dịp cao điểm năm 2023. Rõ ràng, câu chuyện của du lịch Phú Quốc sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu chính quyền chủ động vào cuộc ngăn chặn, ngăn ngừa những bất cập từ sớm, nhất là hành vi đẩy giá các dịch vụ du lịch lên cao. Khi “sự đã rồi” thì đương nhiên, việc xử lý sẽ tốn rất nhiều công sức. Câu chuyện của Phú Quốc là bài học cho bất kỳ điểm du lịch nào, cũng vì xưa nay dân gian có câu “Một lần bất tín, vạn sự bất tin”.

Theo NDĐT
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.