Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Giai đoạn mới của quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Phần Lan

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 đến 26/3.

Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho thăm chính thức Việt Nam. (Ảnh: Cổng thông tin Chính phủ)
Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho thăm chính thức Việt Nam. (Ảnh: Cổng thông tin Chính phủ)

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan đến một nước ngoài khu vực châu Âu kể từ khi nhậm chức. Việc Việt Nam là điểm đến duy nhất trong chuyến công du cho thấy vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan. Chuyến thăm góp phần củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan, thúc đẩy hợp tác giữa hai cơ quan nghị viện; đồng thời là hoạt động trao đổi cấp cao kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Việt Nam và Phần Lan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/1/1973. Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước đang trên đà phát triển tích cực. Năm 2023 là một năm ý nghĩa với hai quốc gia khi đánh dấu chặng đường 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Thời gian qua, quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Quốc hội hai nước tiếp tục được duy trì thông qua trao đổi một số đoàn cấp lãnh đạo và các cơ quan của Quốc hội.

Chuyến thăm góp phần củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan, thúc đẩy hợp tác giữa hai cơ quan nghị viện; đồng thời là hoạt động trao đổi cấp cao kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Đặc biệt, chuyến thăm chính thức Phần Lan của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vào tháng 9/2021 đã góp phần gia tăng tin cậy chính trị, sự hiểu biết lẫn nhau và tạo thêm nhiều động lực mới thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Trong khuôn khổ đa phương, hai nước duy trì tiếp xúc, phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn nghị viện khu vực và quốc tế như Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Hội nghị Đối tác Nghị viện Á-Âu (ASEP).

Được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp trong hơn nửa thế kỷ qua, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan phát triển tốt đẹp. Kinh tế-thương mại-đầu tư là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong quan hệ song phương, với nhiều thành quả nổi bật. Những năm gần đây, kim ngạch thương mại giữa hai nước liên tục tăng. Năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 375,7 triệu USD.

Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Phần Lan là sắt thép, giày dép, hàng dệt may, cao su, phương tiện vận tải, đồ gỗ, xe đạp, máy vi tính, linh kiện điện tử, phụ tùng. Việt Nam nhập khẩu từ Phần Lan thiết bị, máy móc, phụ tùng, nguyên liệu dệt may, sắt thép các loại, gỗ và các sản phẩm gỗ, sản phẩm hóa chất, giấy các loại.

Tính đến hết tháng 12/2023, đầu tư của Phần Lan vào Việt Nam đứng thứ 58 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với 35 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là 46,78 triệu USD. Hợp tác trong các lĩnh vực mới như khoa học công nghệ, môi trường, năng lượng sạch, giáo dục đào tạo được đẩy mạnh thời gian gần đây, phù hợp thế mạnh và nhu cầu của hai bên.

Tình cảm thân thiết giữa nhân dân hai nước là sợi dây kết nối quan trọng, góp phần đưa hai đất nước tuy xa cách về mặt địa lý nhưng ngày càng xích lại gần nhau. Cộng đồng người Việt Nam tại Phần Lan hiện có khoảng 12.000 người, hầu hết chăm chỉ làm ăn, tuân thủ luật pháp nước sở tại, hòa nhập tốt với xã hội. Hội người Việt Nam tại Phần Lan được thành lập năm 2007 và đã có nhiều hoạt động thiết thực như sinh hoạt văn hóa, dạy tiếng Việt, hỗ trợ tư vấn pháp lý, các hoạt động hướng về cội nguồn.

Thời gian qua, Chính phủ và Quốc hội Phần Lan luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam yên tâm sinh sống, làm ăn, ổn định cuộc sống, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

Việc tiếp đón Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho thăm chính thức Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Phần Lan, mong muốn làm sâu sắc hơn sự tin cậy giữa hai nước trên các lĩnh vực.

Việt Nam đồng thời mong muốn thúc đẩy hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp, đưa hợp tác nghị viện ngày càng hiệu quả, thực chất; tạo đà mở rộng quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế. Trên cơ sở nền tảng quan hệ truyền thống tốt đẹp không ngừng được củng cố và vun đắp trong 50 năm qua, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho góp phần tạo nên những thành công trong giai đoạn phát triển mới của quan hệ hai nước.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương

    Vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương

    Cải cách hành chính -
    Sau mười ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, những lo ngại về tình trạng quá tải, gây chậm trễ việc giải quyết thủ tục hành chính đã được giải tỏa. Bộ máy chính quyền cơ sở đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, hiệu quả, hoạt động ổn định, thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân, doanh nghiệp.
  • 'Nâng cao chất lượng công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp

    Nâng cao chất lượng công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 10/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp.
  • 'Chú trọng thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí

    Chú trọng thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí

    Xã hội -
    Trong bối cảnh yêu cầu sử dụng hiệu quả ngân sách và tài sản công ngày càng cấp thiết, tỉnh Sơn La quyết liệt thực hiện các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là siết chặt quản lý ngân sách và chi tiêu, nhằm tăng nguồn lực cho phát triển và bảo đảm an sinh xã hội.
  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.