Củng cố tình hữu nghị Việt Nam-Uruguay

2023 là năm quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt Nam-Uruguay, đánh dấu tròn 30 năm hai nước đồng hành cùng phát triển kể từ Ngày chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (11/8/1993-11/8/2023). Thành quả của sự hợp tác chặt chẽ thời gian qua chính là nền tảng để Việt Nam và Uruguay tiếp tục vững bước hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Kỳ họp lần 3 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Uruguay tại điểm cầu Hà Nội. (Ảnh Bộ Công thương)
Kỳ họp lần 3 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Uruguay tại điểm cầu Hà Nội. (Ảnh Bộ Công thương)

Tình hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam và Uruguay được thể hiện qua sự ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây cũng như phát triển đất nước sau này. Trong giai đoạn hiện nay, hai nước coi trọng quan hệ tốt đẹp và mong muốn đẩy mạnh kinh tế, thương mại và hợp tác cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Mỹ Latin.

Quan hệ chính trị-ngoại giao song phương phát triển tích cực, các cơ chế hợp tác được duy trì, hai bên phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và đa phương. Trong năm 2023, Quốc hội hai nước tiếp tục phối hợp tổ chức các hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; nỗ lực khôi phục, thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và các bộ, ngành; đồng thời hướng tới tổ chức hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương cũng như tăng cường gắn kết, giao lưu nhân dân hai nước.

Cùng chung thế mạnh trong sản xuất và xuất khẩu nông sản, Việt Nam và Uruguay ngày càng nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại song phương; trao đổi thương mại hai chiều tăng từ 27 triệu USD năm 2007 lên hơn 100 triệu USD năm 2019.

Do tác động của dịch Covid-19, trao đổi thương mại Việt Nam-Uruguay giảm nhẹ trong hai năm 2020 và 2021. Tuy nhiên, ngay sau khi các hoạt động thương mại và hợp tác được nối lại, kim ngạch hai chiều đã nhanh chóng tăng trưởng khả quan, đạt mức 175,1 triệu USD trong năm 2022, tăng 89,7% so với năm 2021. Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Uruguay là giày thể thao, quần áo, sợi tổng hợp, va-li, túi xách, hàng thủ công mỹ nghệ, dừa khô, hạt tiêu, thực phẩm chế biến, đồ chơi bằng nhựa, cao-su tự nhiên, săm lốp, đồ gốm; trong khi các sản phẩm chính của quốc gia Nam Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam gồm thịt bò, da thuộc, gỗ nguyên liệu, sợi len, sữa, mực ống, phụ phẩm gia súc, dược liệu…

Bên cạnh đó, Việt Nam và Uruguay còn nhiều tiềm năng hợp tác có thể khai thác trong các lĩnh vực như chăn nuôi đại gia súc, công nghiệp chế biến nông thủy sản, công nghệ sinh học-di truyền, giống lúa, công nghệ sản xuất máy lọc nước, công nghệ thông tin... Uruguay công nhận Quy chế kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam vào tháng 12/2013.

Gần đây, hai bên tổ chức thành công Kỳ họp lần 3 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư bằng hình thức trực tuyến vào tháng 4/2023. Tại cuộc họp, hai bên nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các khuôn khổ song phương và đa phương, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm xuất, nhập khẩu và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tìm hiểu thị trường và tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Quốc gia Mỹ Latin mong muốn được tạo điều kiện để xuất khẩu thịt bò, hoa quả, rượu Uruguay sang thị trường đầy tiềm năng với hơn 100 triệu dân của Việt Nam. Uruguay cũng đang quan tâm tới việc nhập khẩu một số mặt hàng chất lượng của Việt Nam như cá, hoa quả nhiệt đới sấy khô và bia.

Về các văn kiện hợp tác, hai bên đã ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư, Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ, Bản ghi nhớ về thiết lập cơ chế tham khảo chính trị giữa Bộ Ngoại giao hai nước, Thỏa thuận hợp tác ba bên giữa Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với Phòng Thương mại và Dịch vụ quốc gia Uruguay và Phòng Công nghiệp Uruguay (năm 2007); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (2009); Hiệp định hợp tác khoa học-công nghệ (2010); Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Cơ quan Xúc tiến thương mại-đầu tư Uruguay (2012); Hiệp định tránh đánh thuế song trùng; Hiệp định khung về thương mại và đầu tư giữa hai Chính phủ (tháng 12/2013); Biên bản ghi nhớ hợp tác lĩnh vực giáo dục (4/2019) và Biên bản ghi nhớ hợp tác lĩnh vực văn hóa (4/2019). Uruguay đang đề xuất đàm phán ký Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Quốc Vụ khanh về Thể thao Uruguay vào tháng 3/2019, hai nước tiếp tục đàm phán, thúc đẩy việc ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực thể thao.

Trong hợp tác đa phương, Việt Nam và Uruguay tích cực phối hợp và ủng hộ nhau tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Hai nước ủng hộ lẫn nhau cùng vào Hội đồng chấp hành UNESCO (năm 2009-2013); Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (2014-2016); Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Uruguay nhiệm kỳ 2016-2017; Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2021); Việt Nam ủng hộ Uruguay vào Hội đồng Giám sát ma túy quốc tế (2017-2022), Uruguay ủng hộ Việt Nam vào Ủy ban Luật pháp quốc tế (2017-2021) và Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc (2016-2018). Ngoài ra, Uruguay ủng hộ Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 và Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026, trong khi Việt Nam cũng ủng hộ Uruguay vào Tòa án Quốc tế về Luật Biển nhiệm kỳ 2023-2031.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam-Uruguay đã gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp và đang trên đà phát triển không ngừng. Cột mốc 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là nền tảng vững chắc giúp đưa hai quốc gia, dù xa nhau về mặt địa lý, xích lại gần hơn để cùng hướng tới tương lai, mở ra những chương mới của tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai nước.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Mường La được HĐND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 135 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 125 tỷ đồng. HĐND huyện giao dự toán thu 141,75 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 131,75 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, Chi cục thuế khu vực Thành phố - Mường La đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán được giao.
  • 'Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Kinh tế -
    Từ nhiều năm qua, cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Thuận Châu. Thời điểm này, về các xã trọng điểm trồng cà phê của huyện như: Bản Lầm, Chiềng Bôm, Muổi Nọi, Tông Lạnh.., chúng tôi chia vui cùng bà con, vì giá cà phê năm nay cao hơn so với mọi năm.
  • 'Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Xã hội -
    những năm gần đây, công tác theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, quản lý đầu tư, triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Phù Yên được chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm, tỷ lệ che phủ, chất lượng rừng từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • 'Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mai Sơn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.
  • 'Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Công tác hậu cần, kỹ thuật có vai trò, vị trí quan trọng trong nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Vì vậy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Châu luôn quan tâm, thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm đầy đủ, kịp thời về cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ huyện Sông Mã có 63 chi bộ, đảng bộ cơ sở và 452 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với trên 8.400 đảng viên. Những năm qua, cấp ủy, UBKT các cấp huyện Sông Mã đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.