Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Ninh Bình cần chọn những vấn đề bức xúc, nổi cộm, tạo đột phá trong thực hiện Chỉ thị 05

Ngày 01/12, đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Mai Văn Ninh, Phó Trưởng Ban thường trực làm trưởng đoàn đã làm việc tại tỉnh Ninh Bình về tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Quang cảnh buổi làm việc của đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương

tại Ninh Bình về tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 05.

Thực hiện Chỉ thị số 05, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình đã ban hành kế hoạch về “Tổ chức sinh hoạt chính trị dưới nghi thức chào cờ đầu tuần”, coi đây là việc làm thiết thực đưa việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành công việc tự giác, thường xuyên của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, của các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị.

Kế hoạch này gồm 3 nội dung cơ bản: chào cờ; đọc hoặc kể, thuyết trình một câu chuyện, trích đoạn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phân tích, liên hệ và xác định nhiệm vụ cụ thể học tập và làm theo theo chủ đề trình bày; thông tin về tình hình thời sự nổi bật, những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị, nhắc nhở về thực hiện văn hóa công sở, biểu dương người tốt, việc tốt… và hiện đang được thực hiện thí điểm trong 3 tháng, bắt đầu từ tháng 11 sau đó rút kinh nghiệm để nhân rộng.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức sinh hoạt dưới nghi thức chào cờ đầu tuần trong toàn tỉnh bắt đầu từ thứ Hai, ngày 6/2/2017. Việc triển khai Chỉ thị 03 trước đây và nay là Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị được Ninh Bình thực hiện rất nghiêm túc, bài bản. Qua đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xác định đây là nội dung quan trọng, là việc làm thường xuyên góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; khắc phục, ngăn ngừa bệnh thành tích, hình thức, phô trương, xây dựng hình ảnh người cán bộ, đảng viên gần gũi, khiêm tốn, tận tụy, trung thực, trách nhiệm, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Đánh giá cao bước đầu việc triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị của tỉnh Ninh Bình, tại buổi làm việc, đồng chí Mai Văn Ninh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương biểu dương Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình đã làm tốt công tác tham mưu, đề xuất những nội dung chuyên đề phong phú, phù hợp với thực tế trong học tập và làm theo Bác của địa phương.

Đồng chí lưu ý, Ninh Bình cần tổ chức nghiên cứu kỹ những giá trị cơ bản, cốt lõi của của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh việc tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân dưới nhiều hình thức; bên cạnh việc xây dựng kế hoạch học tập, làm theo cụ thể của từng cá nhân, cần lựa chọn những vấn đề bức xúc, nổi cộm, những vấn đề thiết thực, khả thi, tạo đột phá để vừa thực hiện Chỉ thị, vừa góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, để mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý coi đây là cơ hội để rèn luyện phẩm chất, đạo đức lối sống, phong cách làm việc, mỗi đảng viên, nhân dân phấn đấu sống có ích hơn.

Cùng với chú trọng tuyên truyền các tấm gương điển hình, đặc biệt là điển hình ở cấp cơ sở, đồng chí Mai Văn Ninh đề nghị Ninh Bình cần đẩy mạnh việc học tập kinh nghiệm để lan tỏa các cách làm hay, hiệu quả.

*Cùng ngày, đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đến kiểm tra thực tế việc triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị tại huyện Kim Sơn. Tại đây, đồng chí Mai Văn Ninh đánh giá cao cách vận dụng sáng tạo của huyện trong bổ sung các đối tượng và nội dung chuyên đề học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chỉ đạo cán bộ chủ chốt của huyện trực tiếp sinh hoạt chuyên đề tại các chi bộ.

Với đặc thù là huyện có tỷ lệ đồng bào có đạo chiếm tới 51%, Kim Sơn đã thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, giao lưu với các chức sắc, chức việc; từ đó, những nội dung về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được truyền đạt tới các chức sắc, chức việc thông qua các bài giảng tại các ngày lễ được truyền đạt tới đông đảo các tín đồ.

Đồng chí Phó Trưởng Ban thường trực mong muốn, Kim Sơn sẽ là đơn vị đi đầu trong việc vận động giáo dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

  

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.
  • 'Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có hơn 118.300 hội viên người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông, nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, nhất là với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ pháp lý miễn phí theo quy định.
  • 'Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Văn hóa - Xã hội -
    Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã vận động hội viên tham gia các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, dân vũ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng gia đình hạnh phúc..., góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thu hút hội viên tham gia phong trào hội.
  • 'Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Ảnh -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và phương châm “3 bám, 4 cùng”, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã duy trì, 26 mô hình “Dân vận khéo” thuộc các lĩnh vực về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Tiêu biểu, như: “Con nuôi Đồn Biên phòng”, “Nâng bước em tới trường”, “Tự chủ, tự quản đường biên cột mốc”, “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Tiếng loa biên phòng”, “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”,… Mỗi mô hình có một cách làm hay và sáng tạo, tính khả thi cao, lan tỏa trên tuyến biên giới, góp phần khơi dậy niềm tin, tình cảm đoàn kết máu thịt quân dân, xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh.