Dân tộc Xinh Mun ở Sơn La

Cộng đồng người Xinh Mun có khoảng 27.800 người, chiếm 2,1% dân số của tỉnh Sơn La, cư trú ở vùng biên giới Việt - Lào, tập trung huyện Yên Châu và Sông Mã, ngoài ra còn sống rải rác ở các huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Mường La. Người Xinh Mun còn có tên gọi là Puộc, Pụa. Tiếng nói dân tộc Xinh Mun thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.

Giọng nữ

Người Xinh Mun ở Sơn La sống chủ yếu bằng nghề làm nương, trồng lúa nếp và ngô là chính. Người Xinh Mun có tập quán ăn trầu, nhuộm răng đen, uống rượu cần, thích gia vị cay.

Đồng bào ở nhà sàn mái hình mai rùa, có hai thang lên xuống, ở hai đầu hồi. Người Xinh Mun đa số mang họ Lò, họ Vi. Các con theo họ cha, trong nhà, khi người bố chết, thì con trai cả giữ vai trò quan trọng.

Người Xinh Mun có tập quán ai dựng nhà, cả bản đến giúp. Họ thường làm nhà vào dịp sau vụ gặt và chọn đất dựng nhà bằng cách bói xem đất dựng nhà có hợp với các thành viên trong nhà không. Ngày nước (các ngày 2, 6, 8, 9 trong tháng) thích hợp với việc làm nhà. Kiêng ngày hỏa tức các ngày 1 và 7.

Người Xinh Mun thờ cúng tổ tiên hai đời tại một nóc nhà, nhưng chỉ làm lễ cúng khi gia đình làm nhà mới, ăn cơm mới, có đám cưới… Bố mẹ khi qua đời, được thờ cúng trong ngôi nhà nhỏ một mái dựng gần nhà ở. Trong sản xuất, đồng bào có nhiều nghi lễ và kiêng cữ. Dân làng tổ chức chung lễ cúng ma bản mỗi năm một lần. Ngoài ra, còn tham gia lễ cúng mường hàng năm của người Thái trong vùng.

Trang phục của phụ nữ Xinh Mun xã Chiềng On, huyện Yên Châu.
Cán bộ Đồn Biên phòng Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn tuyên truyền cho đồng bào dân tộc Xinh Mun chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Nghi lễ “Mượng ma” của đồng bào dân tộc Xinh Mun. 
Gia chủ dâng lễ vật lên tổ tiên, thần linh.
Bà mo mời các vị thần linh thổ địa, linh hồn tổ tiên về dự và nhận các lễ vật của gia đình.
Bà mo đỡ đầu (người bên phải) và bà mo được đỡ đầu (bên trái) sẽ thực hiện nghi lễ Mượng ma.
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 1/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Thành phố Sơn La -
    Ngày 1/4, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • 'Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Kinh tế -
    Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.
  • 'Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Kinh tế -
    Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau khi hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • 'Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai nuôi thủy sản, với hơn 4.500 lồng cá, sản lượng cá lồng hằng năm đạt gần 1.200 tấn. Đây cũng là vùng nuôi cá lồng lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, các hợp tác xã, hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Sức khỏe -
    Với sự quan tâm của Nhà nước, các công trình y tế của huyện Vân Hồ được đầu tư, xây dựng; bổ sung nhiều thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.