Dân tộc Mường ở Sơn La

Dân tộc Mường có 92.074 người, chiếm 6,94% dân số toàn tỉnh, cư trú chủ yếu ở các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu.

Giọng nữ
Đâm đuống nét văn hóa của đồng bào dân tộc Mường.

Người Mường còn có tên gọi là Mol, Mual, Moi. Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường. Người Mường thờ cúng tổ tiên và tin vào đa thần giáo.

Trình diễn trang phục dân tộc Mường tại Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Bắc Yên năm 2024.

Dân tộc Mường sống định canh định cư ở miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Nhà ở là nhà sàn ba gian hai chái. Phần trên sàn người ở, dưới gầm để cối giã gạo, các công cụ sản xuất khác.

Người Mường làm ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu. Trước đây, đồng bào trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hàng ngày. Người Mường nổi tiếng bởi cách làm rượu cần, hương vị thơm men lá. Rượu cần được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể.

Phụ nữ dân tộc Mường dệt thổ cẩm.

Trang phục của nam giới Mường là bộ quần áo màu chàm. Phụ nữ đội khăn màu trắng hình chữ nhật, mặc yếm và áo cánh ngắn thân có xẻ ngực (có nơi xẻ vai), ít cài cúc. Váy của phụ nữ Mường khá dài, mặc cao đến nách. Những chiếc cạp váy được dệt bằng tơ nhuộm màu, tạo những hoa văn hình học và những hình con rồng, phượng, hươu, chim… tuyệt đẹp.

Chiêng - một loại nhạc cụ của dân tộc Mường.

Dân tộc Mường có nhiều lễ hội hằng năm, như: Hội xuống đồng (Khuông mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng 7, 8 âm lịch), lễ cơm mới…

Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú, có các thể loại: Thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Người Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi… Cồng là nhạc cụ đặc sắc của đồng bào Mường, ngoài ra còn nhị, sáo, trống, khèn lù.

Tái hiện điệu múa truyền thống của dân tộc Mường tại Lễ hội Mợi.
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Vị thế du lịch Sơn La trên bản đồ quốc gia

    Vị thế du lịch Sơn La trên bản đồ quốc gia

    Du lịch -
    Năm Nhâm Thìn khép lại, bức tranh du lịch của tỉnh Sơn La ghi nhiều dấu ấn với việc công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn; doanh thu từ hoạt động du lịch tăng trưởng nhanh; Sơn La đang trên đường trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc...
  • 'Hiến đất mở đường, nối mãi những mùa xuân

    Hiến đất mở đường, nối mãi những mùa xuân

    Nông thôn mới -
    Những ngày giáp tết, chúng tôi có dịp trở lại xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, vùng căn cứ cách mạng năm xưa. Những con đường nhỏ hẹp trước kia nay được mở rộng lên 7-9m, thuận tiện cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa. Đây là kết quả trong thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy Mai Sơn về vận động toàn dân tích cực tham gia chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững.
  • 'Dấu ấn chuyển đổi số

    Dấu ấn chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Hòa vào dòng chảy của chuyển đổi số quốc gia, năm 2024 với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, ngành, chính quyền địa phương, công tác chuyển đổi số của tỉnh bứt phá mạnh mẽ, làm thay đổi nhận thức, tư duy, hành động, tạo tiền đề xây dựng kinh tế số, chính quyền số và xã hội số.
  • 'Ấm áp vùng đất biên cương

    Ấm áp vùng đất biên cương

    Xã hội -
    Cảm nhận của chúng tôi trở lại huyện Sốp Cộp hôm nay là sự đổi mới và phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Đảng bộ huyện đã xây dựng được tổ chức đảng vững mạnh từ cơ sở, hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả, lãnh đạo nhân dân vững bước trên con đường đổi mới, xây dựng huyện biên giới ngày càng vững chắc. 
  • 'Tết xưa và nay

    Tết xưa và nay

    Xã hội -
    Tết Nguyên Đán - lễ hội truyền thống thiêng liêng của người Việt, là thời khắc giao mùa, cũng là dịp để ta nhớ về cội nguồn, gia đình và những giá trị văn hóa sâu sắc. Với những ai từng trải qua thời bao cấp ở phố núi Sơn La, ký ức về những cái tết bình dị, ấm áp vẫn còn đọng lại.
  • 'Thầy thuốc tuyến cơ sở

    Thầy thuốc tuyến cơ sở

    Sức khỏe -
    Không kể ngày lễ, tết, đội ngũ y, bác sĩ y tế tuyến cơ sở luôn có mặt khi người bệnh cần. Họ là tuyến đầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân... Niềm vui của họ là mỗi người dân đều khỏe mạnh và hạnh phúc.