Ứng dụng VNPT EMR đem tới hệ sinh thái toàn diện cho ngành Y tế

Ứng dụng bệnh án điện tử là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế trong giai đoạn 2019-2030, trong đó, bệnh án điện tử không chỉ là chuyển hồ sơ giấy sang hồ sơ số mà còn tích hợp nhiều tiện ích, từng bước loại bỏ bệnh án giấy, liên thông dữ liệu giữa các bệnh viện, phòng khám, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến.

Ông Lê Minh Thắng, Phó Giám đốc VNPT Sơn La, cho biết: Ứng dụng bệnh án điện tử (VNPT ERM) là phiên bản số của hồ sơ bệnh án (Bệnh án điện tử), được ghi chép, hiển thị và lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Bệnh án điện tử có cơ sở pháp lý và chức năng tương đương bệnh án giấy quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh giúp số hóa bệnh án giấy, hỗ trợ cơ sở khám chữa bệnh sử dụng bệnh án điện tử thay thế bệnh án giấy, cung cấp dữ liệu cho công tác nghiên cứu. Bệnh án điện tử cũng góp phần công khai, minh bạch trong khám chữa bệnh, như: Kết quả xét nghiệm, tiền thuốc lưu trong đơn, theo dõi được diễn biến bệnh nếu người bệnh tốt hơn.

Bác sĩ Bệnh viện đa khoa Mộc Châu truy cập ứng dụng VNPT EMR theo dõi sức khỏe bệnh nhân.

Bệnh án điện tử giúp người bệnh không phải lưu trữ tất cả loại giấy tờ khi đi khám bệnh, chữa bệnh, như: Kết quả chẩn đoán, kết quả xét nghiệm, danh mục thuốc... Đồng thời, giúp người bệnh tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của mình, lưu trữ tiền sử gia đình, tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng thuốc đầy đủ hơn. Từ đó, chủ động phòng bệnh, chủ động chăm sóc sức khỏe của mình. Với mô hình triển khai liên thông bệnh án với hồ sơ sức khỏe cá nhân, người bệnh sẽ được chia sẻ các thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân.

Ông Trịnh Anh Tuấn, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Mộc Châu, cho biết: Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu đã ứng dụng Bệnh án điện tử - EMR đã giúp bệnh viện số hóa 80% hồ sơ bệnh án, giúp truyền tải dữ liệu người bệnh giữa các khoa phòng nhanh chóng. Sự thông suốt trong trao đổi thông tin sức khỏe người bệnh sẽ giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn, bên cạnh đó, còn hỗ trợ cải thiện quy trình thực hiện thủ tục hành chính của người bệnh, từ tiếp nhận thông tin đến chẩn đoán, kê đơn thuốc của bác sỹ đều được số hóa, cập nhật theo quy trình chuẩn. Các bác sĩ có thể truy cập hồ sơ bệnh án điện tử từ bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ cần có đường truyền Internet (chia sẻ thông tin bệnh án trong phạm vi chính sách pháp luật cho phép)... góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tiết kiệm chi phí cho cả người bệnh và cho cả bệnh viện.

Theo quy định, hồ sơ bệnh án bằng giấy phải được lưu trữ ít nhất 10 năm, thậm chí 15 - 20 năm, dẫn đến tốn kém cho việc thuê kho lưu trữ hay bảo vệ canh giữ. Khi có vấn đề cần kiểm tra lại bệnh án, việc tìm kiếm trong kho vô cùng vất vả và tốn thời gian. Với bệnh án điện tử, bệnh viện tiết kiệm chi phí xây kho lưu trữ, tiết kiệm giấy, phim mà vẫn dễ dàng tìm thông tin người bệnh.

Bà Bùi Phương Hoa, tiểu khu Vườn đào, thị trấn Nông trường Mộc Châu, cho biết: Trước đây, khi đi khám bệnh phải mang rất nhiều giấy tờ, nhưng giờ khi đến khám và điều trị bệnh thì bệnh nhân được lập 1 mã số định danh y tế,  các kết quả siêu âm, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, diễn biến tình trạng bệnh, phương pháp điều trị, đơn thuốc, lịch tái khám đều được xác nhận trên hệ thống máy tính và lưu trữ tại kho dữ liệu của bệnh viện. Đặc biệt, khi thực hiện bệnh án điện tử thì nội dung được chính xác, tránh tình trạng chữ viết không rõ ràng, khó đọc; tiết kiệm thời gian không phải xếp hàng chờ đợi.

Ưu điểm của VNPT EMR dễ dàng được tích hợp với các sản phẩm khác như Cổng dữ liệu Y tế; Cổng bảo hiểm y tế; Cổng thông tin điện tử bệnh viện; Giải pháp VNPT CA... góp phần tạo nên một hệ sinh thái y tế hoàn chỉnh. Với những khả năng tùy biến như trên, thay vì phải thao tác trên phần mềm, bác sĩ sẽ có nhiều thời gian hơn để khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Việc khám chữa bệnh có cơ hội cao được mở rộng cho tất cả người bệnh chứ không phải chỉ là bệnh nhân có điều kiện.

VNPT EMR được coi là ứng dụng về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển đổi số bệnh viện của lãnh đạo ngành Y tế, góp phần đẩy mạnh việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế nhanh chóng, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi, chuyển đổi phương thức làm việc từ môi trường truyền thống sang môi trường số, hình thành “người thầy thuốc số”.

Lam Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.