Thành phố Sơn La dẫn đầu về chuyển đổi số

Năm 2024 là năm thứ 2 liên tiếp, thành phố Sơn La đứng đầu toàn tỉnh về kết quả xếp hạng chuyển đổi số các cơ quan nhà nước cấp huyện.

Giọng nữ

Hiện thực hóa Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cán bộ, viên chức. Đồng thời, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông tổ chức tập huấn cho trên 1.000 cán bộ, công chức, viên chức các xã, phường, đoàn viên, thanh niên và 12 tổ chuyển đổi số xã, phường và 139 tổ chuyển đổi số các tổ, bản.

Thành phố đã phát hành 2.000 cuốn sổ tay chuyển đổi số chuyển đến các tổ chuyển đổi số cộng đồng. Đồng thời, thiết kế sổ tay chuyển đổi số điện tử, đăng tải các tin, bài chia sẻ trên Cổng Thông tin điện tử Thành phố, các trang mạng xã hội và các nhóm zalo của tổ chuyển số, góp phần nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong triển khai thực hiện chuyển đổi số.

Mô hình Trung tâm điều hành đô thị thông minh thành phố Sơn La.

Ông Trần Công Chính, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, cho biết: Chuyển đổi số ở thành phố thể hiện rõ nét ở cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Phát triển chính quyền số, thành phố đã quan tâm đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin, kết nối ổn định, thông suốt.

Hiện nay, Thành phố có 225 trạm phát sóng mạng thông tin di động (BTS); phối hợp với các nhà mạng khắc phục các vùng sóng lõm, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người dân chuyển đổi từ SIM 2G sang 4G, cài đặt các ứng dụng thiết yếu phục vụ cuộc sống.

Đồng thời, xây dựng 3 điểm phát Wifi công cộng miễn phí tại Quảng trường Tây Bắc đáp ứng được 2.000 người truy cập cùng một thời điểm; các xã, phường triển khai các điểm wifi công cộng miễn phí phục vụ nhu cầu của người dân và du khách tại các điểm công đồng, như: Nhà văn hóa, trường học, điểm du lịch,…

Bộ phận một cửa phường Quyết Thắng sử dụng mã QR về danh mục các thủ tục hành chính.

Thành phố đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành đã được triển khai đến 100% các phòng, ban, đơn vị và UBND cấp xã, phường trên địa bàn, với tỷ lệ ký số đạt trên 97%. Ứng dụng chữ ký số chuyên dùng được áp dụng rộng rãi, góp phần rút ngắn thời gian xử lý công việc và tiết kiệm chi phí.

Dịch vụ công trực tuyến đạt 100%, người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin và thực hiện các thủ tục hành chính một cách thuận tiện thông qua Cổng thông tin điện tử thành phố. Việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện trên môi trường mạng, 100% các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sử dụng QR code để thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngoài ra, thành phố còn chú trọng đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thuê 73 mắt camera để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Những nỗ lực này đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền, cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

Về kinh tế số, thành phố phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những lợi ích, tiện ích của chuyển đổi số đến người dân, đồng thời triển khai các ứng dụng thanh toán điện tử để thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân trong mua bán, thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền học phí, khám chữa bệnh... Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các HTX, hộ kinh doanh cá thể, Thành phố phối hợp với các đơn vị tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi sang sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số; hỗ trợ đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử và tạo lập các trang facebook, zalo... để quảng bá, giới thiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đến nay, Thành phố đã thành lập được 3 mô hình chợ 4.0 thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ Rặng Tếch và chợ Gốc Phượng, chợ Chiềng An; 100% các siêu thị, trung tâm thương mại có thiết bị thanh toán POS không dùng tiền mặt; 100% các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử. Thuế điện tử cũng được phổ cập rộng rãi, 98% số doanh nghiệp đã triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử qua ứng dụng eTax Mobile.

Ứng dụng phục vụ xã hội số được các đơn vị thực hiện đồng bộ. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đều triển khai các phần mềm trong hệ sinh thái giáo dục thông minh như phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục, thanh toán học phí qua VNPT Pay; cài đặt các ứng dụng để hỗ trợ giáo viên, phụ huynh cập nhật thông tin, thúc đẩy sự tương tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Một giờ học sử dụng màn hình tương tác của học sinh Trường THCS Tô Hiệu, Thành phố.

Bà Phạm Thị Hạnh, giáo viên bộ môn Khoa học Tự nhiên, Trường THCS Tô Hiệu, chia sẻ: Việc ứng dụng chuyển đổi số trong công tác dạy học đã mang lại những hiệu quả tích cực, giúp các giáo viên nâng cao chất lượng bài giảng thông qua việc ứng dụng các thiết bị, phần mềm hiện đại. Nhờ đó, bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Học sinh cũng chủ động hơn trong học tập nhờ có thể học mọi lúc, mọi nơi thông qua các nền tảng trực tuyến. Chuyển đổi số còn giúp nhà trường đa dạng hóa các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các cuộc thi, phong trào trực tuyến, qua đó củng cố kiến thức và phát triển kỹ năng toàn diện.

Trong lĩnh vực y tế, một số bệnh viện trên địa bàn đã sử dụng thẻ căn cước công dân khám chữa bệnh thay thế thẻ BHYT; kết nối hệ thống khám chữa bệnh từ xa với các bệnh viện tuyến trung ương; triển khai thanh toán phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt và hóa đơn điện tử. 100% các cơ sở y tế công lập sử dụng căn cước công dân tích hợp thẻ BHYT trong khám chữa bệnh.

Thực hiện Đề án 06, các tổ công nghệ số cộng đồng đã tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản định danh điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các tiện ích khác trên ứng dụng VneID với tỷ lệ người dân có tài khoản định danh điện tử đạt 82,87%, tài khoản thanh toán điện tử đạt 83,55%

Tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số của tỉnh, thành phố Sơn La đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, hướng tới đô thị thông minh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Vị thế du lịch Sơn La trên bản đồ quốc gia

    Vị thế du lịch Sơn La trên bản đồ quốc gia

    Du lịch -
    Năm Nhâm Thìn khép lại, bức tranh du lịch của tỉnh Sơn La ghi nhiều dấu ấn với việc công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn; doanh thu từ hoạt động du lịch tăng trưởng nhanh; Sơn La đang trên đường trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc...
  • 'Hiến đất mở đường, nối mãi những mùa xuân

    Hiến đất mở đường, nối mãi những mùa xuân

    Nông thôn mới -
    Những ngày giáp tết, chúng tôi có dịp trở lại xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, vùng căn cứ cách mạng năm xưa. Những con đường nhỏ hẹp trước kia nay được mở rộng lên 7-9m, thuận tiện cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa. Đây là kết quả trong thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy Mai Sơn về vận động toàn dân tích cực tham gia chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững.
  • 'Dấu ấn chuyển đổi số

    Dấu ấn chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Hòa vào dòng chảy của chuyển đổi số quốc gia, năm 2024 với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, ngành, chính quyền địa phương, công tác chuyển đổi số của tỉnh bứt phá mạnh mẽ, làm thay đổi nhận thức, tư duy, hành động, tạo tiền đề xây dựng kinh tế số, chính quyền số và xã hội số.
  • 'Ấm áp vùng đất biên cương

    Ấm áp vùng đất biên cương

    Xã hội -
    Cảm nhận của chúng tôi trở lại huyện Sốp Cộp hôm nay là sự đổi mới và phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Đảng bộ huyện đã xây dựng được tổ chức đảng vững mạnh từ cơ sở, hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả, lãnh đạo nhân dân vững bước trên con đường đổi mới, xây dựng huyện biên giới ngày càng vững chắc. 
  • 'Tết xưa và nay

    Tết xưa và nay

    Xã hội -
    Tết Nguyên Đán - lễ hội truyền thống thiêng liêng của người Việt, là thời khắc giao mùa, cũng là dịp để ta nhớ về cội nguồn, gia đình và những giá trị văn hóa sâu sắc. Với những ai từng trải qua thời bao cấp ở phố núi Sơn La, ký ức về những cái tết bình dị, ấm áp vẫn còn đọng lại.
  • 'Thầy thuốc tuyến cơ sở

    Thầy thuốc tuyến cơ sở

    Sức khỏe -
    Không kể ngày lễ, tết, đội ngũ y, bác sĩ y tế tuyến cơ sở luôn có mặt khi người bệnh cần. Họ là tuyến đầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân... Niềm vui của họ là mỗi người dân đều khỏe mạnh và hạnh phúc.